phat-thich-ca

Thứ Năm, 4 tháng 8, 2011

TỨ MA

Có 4 thứ ma nhiễu loạn, phá hoại hành giả tu thiền là :
1- Ngũ ấm ma.
2- Phiền não ma.
3- Thiên ma.
4- Địa ma.
Ngũ ấm : cũng gọi là ngũ uẩn gồm có : sắc, thọ, tưởng, hành, thức.
Phân ra làm ba phần :
- Thân (sắc).
- Tâm (thọ).
- trí (tưởng).
* Nơi thân thì có 3 tên đứng đầu là : dâm, dục, thùy.
* Nơi tâm thì có 3 ngọn lửa lòng là : lửa tình, dục, sân.
* Nơi trí thì có 3 thứ hiện hành là : tưởng, muốn, biết.
Có ba loại ma phiền não căn bản là : dâm, nộ và si gọi là tam độc.
Thiên ma : cũng gọi là ma Ba Tuần ở cung trời "Tha hóa tự tại" có nhiều phước báu và oai lực (thông minh, tài ba, đẹp đẽ) giàu sang, quyền thế, thần thông.
Thiên ma chia ra 2 loại : hữu hình và vô hình tương trợ lẫn nhau để phá hoại chơn tu.
Thiên ma chỉ biết tôn thờ ngũ dục, vật chất nên rất ghét chơn tu phạm hạnh và rất sợ chơn tu đắc quả. Vì thêm một vị chơn tu đắc quả thì thế lực của chúng suy yếu một phần và giảm mất đi nhiều quyến thuộc.
Quyến thuộc của thiên ma chính là những kẻ tôn thờ ngũ dục vật chất và chà đạp chơn lý đạo mầu, đề cao bản chất vô minh bất chấp nhơn quả, tội phước, ca tụng khuyến khích những hành vi tội lỗi và hủy báng tam bảo, chánh pháp, bán rẻ lương tâm, xem thường lẽ phải.
Địa ma (tử ma) : cũng gọi là ma vô thường, loại ma này ở địa ngục ra nhiễu hại chơn tu bằng cách làm cho thân bệnh hoạn, tâm bất an, trí điên đảo, xúi dục hành giả nghĩ nói làm nhiều điều sai quấy, tạo tội địa ngục để tăng thêm quyến thuộc nơi cõi u minh.
Địa ma cũng có 2 loại : nơi thú vật gọi là yêu tinh, nơi người gọi là ma quỷ.
Địa ma từ trong địa ngục ra nên thiếu phước báu và nghiệp chướng nặng nề. Do đó oai lực kém thiên ma.
Tứ ma chia làm 2 loại : nội ma và ngoại ma.
- Ngũ ấm và phiền não thuộc về nội ma.
- Thiên ma và địa ma gọi là ngoại ma.
Nơi người thì bất cứ kẻ nào cản trở, phá hoại, chê bai, phỉ báng, công kích, chỉ trích, chế nhạo sự học thiền, tu thiền của thiền sinh đều thuộc về ma cả dù đó là thân nhân bằng hữu của mình.

                                           Đạo cao ma khảo
                                           Càng khảo càng cao
                                           Càng mau đắc đạo.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét