phat-thich-ca

Thứ Bảy, 6 tháng 8, 2011

NGŨ QUỶ

Năm thứ vọng trần (ngoại pháp) ngũ căn tiếp xúc thường nhiễu hại tâm hành giả nên gọi là ngũ quỷ, ngũ trần ấy mang lại khoái lạc cho ngũ căn nên cũng gọi là ngũ dục gồm có : sắc, thinh, hương, vị, xúc.
- Mắt thích nhìn ngắm sắc đẹp gọi là sắc dục.
- Tai thích lắng nghe tiếng hay gọi là thinh dục.
- Mũi thích ngửi mùi thơm gọi là hương dục.
- Lưỡi thích nếm vị ngon gọi là vị dục.
- Thân thích tiếp xúc khoái lạc gọi là xúc dục.
Xa lìa ngũ dục ấy gọi là ly dục, ly dục mới được thanh tịnh, an vui và giải thoát.
Tất cả 5 món ngũ dục lạc ấy gọi là khoái lạc thuộc về hạnh phúc thế gian, hay phước báu nhơn thiên, ly dục gọi là an lạc hay niết bàn thuộc về hạnh phúc xuất thế gian cũng gọi là giải thoát vì chấm dứt mọi ưu bi, khổ não.
Ngũ dục vừa mang lại hạnh phúc, vừa mang đến khổ đau, cho nên gọi là hạnh phúc tương đối hay hạnh phúc hữu lậu, còn ly dục đạt đến an lạc hoàn toàn dứt hết mọi đau khổ nên gọi là hạnh phúc tuyệt đối hay phước vô lậu cũng thế.
Hạnh phúc tuyệt đối ấy trường tồn, vĩnh cửu chơn thật bất hư nên cũng gọi là chơn phúc.

                                  ĐỒ  BIẾU

Ngũ dục------------------------------- khoái lạc
Ly dục  ------------------------------- an lạc

Ngũ dục------------------------------- hạnh phúc thế gian
             ------------------------------- hạnh phúc tương đối
             ------------------------------- phước hữu lậu

Ly dục   ------------------------------ hạnh phúc xuất thế gian
             ------------------------------ hạnh phúc tuyệt đối
             ------------------------------ phước vô lậu
             ------------------------------ chơn phúc
             ------------------------------ niết bàn

Hành giả tu thiền ngũ căn xa rời được ngũ uẩn thì mới nhất tâm thanh tịnh, hành pháp mau đắc pháp.
Khi đắc pháp thì cả thân tâm trí (là ngũ uẩn) đều ly dục và đạt đến cứu cánh chơn phúc thường lạc, tự tại, giải thoát lúc bấy giờ hành giả :
                                            Cư trần bất nhiễm
                                            Tắt lịm lửa lòng
                                            Tự tại thong dong
                                            Nhập dòng bát nhã
                                            Vô ngã vô sanh
                                            Cụ túc tam thanh
                                            Thừa hạnh phật sự
                                            Viễn ly sanh tử
                                            Lai khứ an nhiên
                                            Phản bổn hoàn nguyên
                                            Tùy duyên vô ngại
                                            Thân tâm thoải mái.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét