phat-thich-ca

Thứ Ba, 2 tháng 8, 2011

NHỊ BIÊN

Nhị biên ấy cũng gọi là nhị nguyên là hai pháp đối đãi hay nhị tướng, là hai tướng đối đãi, hoặc dị tướng là các tướng dị biệt.
Ví dụ : có với không, thiện với ác, khổ với vui, chơn với vọng, vinh với nhục, thạnh với suy, ly với hiệp.
Dị tướng nghĩa rộng hơn nhị tướng. Nhị tướng chỉ thu hẹp trong phạm vi hai tướng đối đãi. Còn dị tướng bao gồm tất cả các tướng khác biệt như : sắc với thọ, tưởng, hành, thức. Hoặc như : sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp. Hay : nhãn, nhỉ, tỷ, thiệt, thân, ý.
Các pháp dị biệt ấy đồng nhất nguyên, nên gọi là bất nhị (không khác).
Phân biệt nhị biên hay thấy hai bên gọi là "biên kiến". Còn biên kiến là còn tà kiến, hết biên kiến gọi là chánh kiến. Khi hành giả tu thiền ngộ nhập phật tri kiến thì dứt sạch tà kiến (tri kiến vô minh) và thành tựu chánh kiến cũng gọi là kiến tánh hay ngộ nhập giác tánh tức là thấy được tánh không hay tánh bình đẳng không hai của vạn pháp.
Lúc bấy giờ hành giả không còn phân biệt chấp trước các pháp, do đó ở trong các pháp tâm được tự tại không còn dính mắc hệ phược và được hoàn toàn giải thoát đến niết bàn thường tịnh lạc. Đó cũng là lúc hành giả :
                               Phản bổn hoàn nguyên
                               Bội trần hiệp giác
                               Chuyển mê khai ngộ
                               Phản vọng hoàn chơn
                               Minh tâm kiến tánh
                               Viên mãn tam thân.
và bởi không còn chấp trước các pháp nên :
                               Tùy duyên phương tiện
                               Thị hiện độ sanh
                               Bất chấp tướng danh
                               Thường hành bi nguyện
                               Tùy duyên bất biến.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét