phat-thich-ca

Thứ Hai, 8 tháng 8, 2011

NGHIỆP

Nghiệp tuy có nhiều nhưng không ngoài 3 thứ : Thân nghiệp, khẩu nghiệp, ý nghiệp.
- Thân nghiệp thuộc về hành vi.
- Khẩu nghiệp thuộc về ngôn ngữ.
- Ý nghiệp thuộc về tư tưởng..
Ba nghiệp xuất phát từ tập khí hay chủng tử, đã ăn sâu từ nhiều đời nhiều kiếp.
Ba nghiệp ấy thường gây chướng ngại cho đạo giải thoát nên gọi là nghiệp chướng.
Trong ba nghiệp ấy ý nghiệp đứng đầu. Do đó, muốn giải trừ tam nghiệp trước hết phải giải trừ ý nghiệp bằng pháp thiền.
Đó là phần tự lực bên trong, còn phần trợ lực bên ngoài gồm có 4 phương tiện sau :
- Bái sám (lạy bái sám).
- Chú nguyện (Minh sư giải nghiệp).
- Uống kim đơn (Minh sư khảo).
- Làm công quả (lợi đạo lợi sanh).
Nếu tu thiền mà không nương vào 4 phương tiện trên đây trợ duyên dể bị nghiệp chướng ngăn cản trên bước đường hành pháp, khó đắc pháp.
Khi nào tam nghiệp được giải trừ rốt ráo tức là hết nghiệp, gọi là giải thoát vì đã hoàn toàn hết khổ thì sẽ được hoàn toàn thanh tịnh.
Tam nghiệp thanh tịnh gọi là tam thanh cụ túc nhờ đó đầy đủ tam thanh khác nữa là :
Thanh lương : mát mẻ
Thanh nhàn  : vô sự vô vi
Thanh thản  : thư thới nhẹ nhàng khoan khoái.
Tóm lại : Tam thanh có 2 nghĩa.
Tam nghiệp thanh tịnh (thân, khẩu, ý)
(Thanh lương, thanh nhàn, thanh thản).
Còn một nghĩa thứ ba tuy ít dùng nhưng cũng cần biết qua : Cảnh thanh vắng, thân thanh nhàn, tâm thanh tịnh. Đó là tam thanh của tiên gia cũng nên biết cho rốt ráo của nghĩa tam thanh./-

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét