phat-thich-ca

Thứ Bảy, 3 tháng 9, 2011

PHÁP KÝ

THIỀN ĐỊNH
Vào nhà thiền định lấy tín tâm làm nền tảng.
Qua sông sanh tử lấy thiền định làm thuyền bè, cho nên các con phải thận trọng trong khẩu, ý, niệm.
Không một ai sanh niệm mà không trả quả.
KỆ CHUYỂN PHÁP
Pháp mầu chuyển hóa thân tâm
Giác hoa từ đó nẩy mầm lớn khôn
Giúp con hạnh nguyện vuông tròn
Thân tâm an lạc chẳng còn khổ đau.

Sự chuyển hóa ấy bắt đầu từ gốc đến ngọn, vì khi gốc đã chuyển thì ngọn cũng chuyển theo.
Trước hết là nói về chuyển ái dục nguồn gốc của sinh tử luân hồi.
Ái thuộc về tình cảm
Dục thuộc về dục vọng
Tình cảm là thương
Dục vọng là muốn
Trong ngũ uẩn không thể thiếu được hai thứ đó, cũng như sinh vật không thể thiếu được ánh sáng và dưỡng khí, do đó tiêu diệt tình cảm và dục vọng tức là tự sát mà chỉ cần chuyển hóa chúng.
1/- chuyển tình cảm thành từ bi, tức là :
Chuyển thương riêng thành thương chung
Chuyển thương hẹp thành thương rộng
Chuyển thương trói buộc thành thương tự tại
Chuyển thương mù quáng thành thương sáng suốt
Chuyển thương bằng tim thành thương bằng óc
Thì tình thương đó là phúc lạc vui và nguồn giải thoát vô tận cũng gọi là niết bàn.
2/- Chuyển dục vọng thành nguyện lực, tức là :
Chuyển muốn ích kỷ thành muốn lợi tha
Chuyển muốn tự lợi thành muốn lợi sinh
Chuyển muốn dục lạc thành muốn giải thoát
Chuyển muốn luân hồi thành muốn tự tại
Chuyển muốn sanh tử thành niết bàn
Chuyển muốn ô nhiễm thành thanh tịnh
Chuyển muốn thấp hèn thành siêu việt
Chuyển muốn danh, lợi, tình thành định, huệ, bi
Chuyển muốn danh tướng thành vô vi .v.v...
Từ muốn ấy trở thành pháp vị cam lồ ngọt lịm, đánh bại tất cả mọi ham thích về ngũ dục và hành giả tự nhiên ly dục, đạt đến niết bàn thường lạc tự tại, giải thoát.
Tóm lại :
Muốn giải thoát sinh tử luân hồi không nên diệt trừ ái dục chỉ nên chuyển hóa ái dục.

Kế đó nói về chuyển bát thức.
Bát thức nói về tám thức sau đây :
Nhãn thức  : mắt thấy
Nhĩ thức     : tai nghe
Tỷ thức      : mũi ngửi
Thiệt thức   : lưỡi nếm
Thân thức   : thân xúc
Ý thức        : ý thấy, biết
Mạc na thức : Bản năng tự vệ chấp ngã
A Lại Da Thức : cũng gọi là thức hàm tạng hay gọi là tạng thức.
5 thức : nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân gọi chung là tiềm ngũ thức.
Khi hành giả tu thiền đắc pháp tự nhiên chuyển thức vô minh thành tứ trí bồ đề
1- A lại da thức thành Đại viên cảnh trí
2- Mạc na thức thành Bình đẳng tánh trí
3- Ý thức thành Diệu quan sát trí
4- Tiềm ngũ thức thành Sở tác trí
Tứ trí ấy lại chia làm hai :
a- Thật trí : gồm hai trí lại : Đại viên cảnh trí cộng Bình đẳng tánh trí.
b- Quyền trí : gồm hai trí lại : Diệu quan sát trí cộng Sở tác trí.
Đại viên cảnh trí ví như một tấm gương tròn sáng to lớn mà tất cả vạn tướng chiếu trong đó. Trí này có diệu dụng soi sáng vạn pháp.
Bình đẳng tánh trí có diệu dụng giúp hành giả thấy được "tánh không" bình đẳng của vạn pháp, nên không còn biết các pháp đối đãi và dị biệt.
Nhờ đó mà dứt lòng nhơn ngã bĩ thử, đạt đến cứu cánh vô ngã và từ bi hỷ xã viên mãn.
Trí này còn giúp hành giả thành tựu được Nhẫn nhục ba la mật và nhiều hạnh lành khác.
Diệu quan sát trí giúp hành giả phân tích giải thích phán đoán mọi vấn đề một cách tinh vi tường tận nhạy bén sáng suốt.
Nhờ trí này mà hành giả nhận thức về cuộc đời đúng theo chơn lý một cách an vui hạnh phúc.
Thành Sở Tác Trí là mẹ đẻ của thần thông quảng đại biện tài vô ngại phương tiện thiện xảo để nhiều ích chúng sanh hoàn thành bi nguyện.
Trên đây là 2 pháp chuyển hóa quan yếu nhất trong phật pháp mà tất cả hành giả tu thiền cần phải nắm vững quán triệt thì mới tìm ra được con đường trở lại cố hương thì không bị sa lầy lạc hướng./-

Đắc chánh định thành chánh quả
Chánh định : giải thoát
Chánh định : chánh quả
Chánh kiến là nguồn gốc của giải thoát.
Văn tư tu hành.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét