TÂM : VỌNG TÂM và CHƠN TÂM.
TẬP KHÍ : là do ngũ uẩn tạo nên, do đó tập khí là con đẻ của ngũ uẩn (thân, khẩu, ý).
1- Muốn dứt cái gốc tham, sân, si cần phải dứt trừ lòng ái ố. Khi dứt được ái ố, thì tự tại đối với các pháp.
2- Muốn diệt trừ tập khí phải có quyết tâm và nghị lực rèn luyện chuyên cần ly dục, ngăn ác pháp, ly ác pháp, hành thiện pháp, tăng trưởng thiện pháp. Khi diệt trừ hết tập khí thì linh giác tuệ giác được phát huy đúng mức.
- Nghiệp lực là cây.
- Tập khí là hột giống.
Nếu hột giống ta không gieo thì làm gì có cây mọc lên.
Cũng như ý nghĩ và hành động sai quấy nhiều đời, nhiều kiếp đã gây tạo ra thì nghiệp lực cũng do đó mà có, do đó nghiệp lực là do tập khí gây ra.
KHẮC KỶ : là bước đầu để điều phục xác thân. Khi đã điều phục được xác thân rồi thì khôi phục được chủ quyền thiêng liêng thống trị bản ngã.
THIỀN ĐẠO là kỹ thuật nắm chốp chày để gồm thâu vạn pháp
DIỆU LỰC : - Định lực là pháp thân (Định)
- Bát nhã là báo thân (Huệ)
- Từ bi là hóa thân (Bi)
ĐỊNH LỰC : phát ra huệ lực là ánh sáng để soi rõ sự vô minh, sai quấy của chính mình và chúng sanh.
TỪ LỰC : là từ bi hồi sinh phật tánh. Trên con đường tìm đạo có đủ ma chướng cản đường, do đó ta phải tiên kiến và chấp nhận đi tìm sóng gió, thử thách, khảo đảo đó là đi tìm đạo.
KIẾN TÁNH : là dục không sanh chớ không phải đè nén.
CHƠN TÂM : là tâm thanh tịnh, tâm giác ngộ, tâm từ bi xa lìa tất cả dục lạc thế gian.
NHIẾP TÂM : là một tâm pháp để trợ duyên cho thiền sinh tu thiền mau đắc pháp từ sơ thiền đến tứ thiền, hành giả thường dùng pháp nhiếp tâm để trợ thiền. Trong lúc nhiếp tâm hành giả trụ tâm một chỗ không để phóng tâm, phân tâm, tán tâm, loạn tâm. Nhờ đó mà tâm được thanh tịnh (định). Muốn nhiếp tâm phải hành những pháp sau đây :
- Tịnh mục : nhắm mắt hay ngó xuống hoặc nhìn thẳng vào một điểm duy nhất.
- Tịnh khẩu : không nói.
- Tịnh thân : bất động.
- Tịnh niệm : cũng gọi là tịnh tâm tịnh ý.
Nhờ nhiếp tâm thường xuyên nên thiền sinh lúc nào cũng làm chủ tâm mình không bị ngoại cảnh chi phối và nhất là không bị vô minh sai sử nghĩ nói làm những điều tội lỗi. Do đó tam nghiệp : Thân, khẩu, ý được trọn lành thanh tịnh.
NHỨT TÂM : là để tâm chuyên nhứt vào một đối tượng. Nhứt tâm cũng còn gọi là tập trung tinh thần hay còn gọi là tập trung tư tưởng.
PHÂN TÂM : Trái với nhứt tâm là phân tâm, cũng gọi là tán tâm, loạn tâm, phóng tâm .v.v...
TÂM KHÔNG : tâm không tức là tâm không vọng tưởng, không phiền não, không vô minh cũng gọi là vô tâm. Tâm ấy lúc nào cũng thanh tịnh cho nên gọi là chơn tâm. Chính đó là bổn nguyện của tất cả chúng sanh phải quay về. Do đó cũng gọi là cố hương hay nguyên quán. Tâm ấy lúc nào cũng ngập tràn hạnh phúc an vui, cho nên cũng gọi là tây phương cực lạc. Tâm ấy cũng không bao giờ sanh diệt cho nên cũng gọi là niết bàn vô sanh. Khi hành giả chứng ngộ siêu thiền là đạt đến tâm không ấy cũng gọi là đắc pháp hay minh tâm kiến tánh hoặc phản bổn hoàn nguyên cũng gọi là vãng sanh cực lạc (siêu sanh tịnh độ). Lúc bấy giờ hành giả không còn sợ chết nữa vì đã siêu sanh liễu tử.
VÔ TÂM : vẫn thấy nghe hay biết tất cả mà tâm không động (không sợ, không giận, không mừng, không thích...) gọi là vô tâm. Vô tâm ấy cũng gọi là thiền tâm, cũng gọi là chơn tâm hay tâm phật.
PHẬT BỔN VÔ TÂM - ĐẠO BỔN VÔ NGÔN là thế./-
Cư sĩ hỏi :
Bộc bạch đôi lời thỉnh ý ông
Có phải nơi đây cửa đại đồng
Từ bi giác ngạn còn đau khổ
Có biết bao giờ đến cửa không.
Tôn sư đáp :
Tự mình vốn thiệt chủ nhơn ông
Đạo bổn vô ngôn tức đại đồng
Từ bi oai độ điều sanh chúng
Nhơn ngã không còn tức cửa không.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét