phat-thich-ca

Chủ Nhật, 31 tháng 7, 2011

CHÁNH NGHĨA

Chánh nghĩa được xây dựng trên nền tảng chơn lý.
Do đó, muốn có chánh nghĩa trên hết và trước hết phải tôn thờ chơn lý bằng cách luôn luôn tôn trọng sự thật.
Chính sự thật ấy phản ảnh thực tế chánh nghĩa. Chánh nghĩa có một sức mạnh vạn năng. Do đó, nắm chiến thắng cuối cùng.
Trong một cuộc xung đột tranh chấp giữa hai bên, chiến thắng cuối cùng bao giờ cũng thuộc về bên chánh nghĩa.
Trái lại, phi nghĩa hiện thân của ma giáo, chà đạp chơn lý, coi gian dối như là phương tiện lợi khí để giành lấy phần thắng lợi về mình. Do đó, dù có tạm thời đạt được thắng lợi nhưng sự thắng lợi ấy cũng chỉ dọn đường cho cuộc thảm bại trong tương lai mà thôi. Lịch sử thế giới đã chứng minh điều ấy.
Chánh nghĩa sở dĩ nắm chắc phần thắng lợi trong tay là nhờ sự tin cậy của mọi người. Còn ma giáo mệnh danh chơn lý đội lốt chánh nghĩa dù thắng lợi nhứt thời, sớm muộn gì cũng để lộ chơn tướng phi nghĩa và nhất định cuối cùng sẽ hoàn toàn thất bại vì mất sự tín nhiệm của tha nhân.
Chánh nghĩa nhờ nắm vững được tín tâm của mọi người nên không cần đa ngôn khoác lác.
Chánh nghĩa tôn trọng sự thật nên rất trọng chữ "TÍN". Do đó, uy tín được bảo toàn trong mọi hoàn cảnh.
Khoe mình chê người đó là thủ đoạn của ma giáo để lừa bịp dư luận thiên hạ chỉ có hiệu quả tác dụng nhất thời.
Vu khống để bôi lọ đối phương là dấu hiệu của ma giáo phi nghĩa không còn nghi ngờ gì nữa.
Chánh nghĩa tôn thờ chơn lý như thế nào, thì ma giáo cũng tôn thờ bản ngã như thế đó, cho nên sẵn sàng chà đạp chơn lý để thỏa mãn bản ngã.
Ngược lại có chánh nghĩa thì mới tôn thờ chơn lý và bởi vì phi nghĩa nên không thể nào không chà đạp chơn lý được.
Tóm lại, chơn lý - chánh nghĩa đi đôi, ma giáo - phi nghĩa gắn liền.
Lấy đó để làm tiêu chuẩn xác minh chơn ngụy, chánh tà, thị phi, thắng bại./-

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét