phat-thich-ca

Thứ Năm, 6 tháng 12, 2012

NGŨ PHƯƠNG HỔ THẦN QUAN TÁN

NGŨ PHƯƠNG HỔ THẦN QUAN TÁN
Tán viết :
Cực chi ngũ hành
Địa chi ngũ phương
Nhân chi ngũ luân
Thiên chi ngũ thường (1)

Ngưỡng nhi quan yên
Ngũ đế thị Hoàng
Hoàn nhi liệt yên
Ngũ hầu nghi Vương (2)

Ngũ Kinh Ngũ Vỹ
Vân Hán vi chương
Ngũ Xa, Ngũ Hoành
Đẩu vận tề quang      (3)

Đồ thành ngũ điểm
Ngũ số chương dã
Trù tự Ngũ sự
Ngũ phúc khang dã  (4)

Ngũ thổ toại tính
Hậu đức vô cương
Ngũ quan tư chức
Thuận đức giả xương (5)

Như tấu Ngũ âm
Thần nhân kỳ khương
Như điều Ngũ vị
Đỉnh nại kỳ trương    (6)

Thánh thể năng cần
Ngũ cốc dụng lương
Thánh tâm duy tịnh
Ngũ trần đốn vong    (7)

Ư đông ư tây
Nam Bắc trung ương
Biến nhi hóa chi
Ngũ nhạc đường đường (8)

Vi thanh vi bạch
Xích hắc huyền hoàng
Thần nhi thông chi
Ngũ vị dương dương.   (9)

Chú giải :
(1) Cực tức khí Thái cực trước khi phân định đất trời, tuy vậy trong đó Thái cực đã chứa âm dương và bao hàm cả sự hình thành nên Ngũ hành là Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ.
     Đất có ngũ phương là : Trung ương và đông, tây, nam, bắc. Đạo làm người phải lấy chữ Ngũ luân là năm mối quan hệ giữa vua tôi, cha con, vợ chồng, anh em, bạn bè. Trời cũng có Ngũ thường là Nhân - Nghĩa - Lễ - Trí- Tín.
(2) Ngẩng đầu lên mà quan sát, để thấy chòm sao Ngũ Đế tôn nghiêm mà chính vị là sao Hoàng Đế, sao Thanh Đế ở phương Đông, sao Xích Đế ở phương Nam, sao Bạch Đế ở phương Tây, sao Hắc Đế ở phương Bắc.
     Ta lại thấy các vì sao giăng quanh nhau mà vẫn phân định rõ từng vị trí. Chòm sao Ngũ Hầu gồm năm sao Đế Sư, Đê Hữu, Tam Công, Bác Sĩ và Thái Sư chiếu mệnh cho mỗi vương triều.
(3) Kinh. Vỹ là tên các chòm sao : Vân Hán là tên gọi Sông Thiên Hà hoặc gọi là dải Ngân Hà, Ngân Hán...tạo nên nét đẹp cả bầu trời.
      Sao Xa, sao Hoành là hai sao nằm ở vị trí chuôi của chòm sao Bắc Đẩu, khi sao Đẩu chuyển thì tất cả đều lấp lánh theo.
(4) Trong Thiên Hồng Phạm Cửu trù của Kinh Dịch gọi Ngũ sự là : Mạo (dung mạo), Ngôn (lời nói), Thị (xem), Thính (nghe) và Tư (suy nghĩ); còn Ngũ phúc là : Thọ (sống lâu), Phú (giàu có), Khang minh (mạnh khỏe), Du hảo đức (vui theo đức tốt) và Khảo chung mệnh (chết được nhẹ nhàng).
      Ngũ điểm (năm chấm) trên lưng con Long Mã đã tạo nên Hà Đồ và năm con số trên lưng con Rùa đã làm nên Lạc Thư - Hai cơ sở để tạo nên thuyết Ngũ hành tương sinh và Ngũ hành tương khắc.
(5) Đất chia làm năm loại : Xanh, vàng, trắng, đỏ, đen và vạn vật cũng phải hợp với từng tính chất thổ nghi mà sinh trưởng. Biết thích nghi với điều tự nhiên thì ắt sẽ cho ta công đức sâu dày không bao giờ hết.
     Năm giác quan của con người ta đều có chức năng riêng biệt, biết sử dụng triệt để các chức năng là đã thuận theo cái đức của tự nhiên và do đó sẽ nhất định được phát triển vậy !
(6) Làm được những điều nói trên thì khác nào tấu lên khúc nhạc ngũ âm (gồm : Cung, Thương, Giốc, Chủy, Vũ) để cho cả Thần và người đều vui vẻ.
     Như điều hòa được ngũ vị (gồm : Mặn, ngọt, đắng, cay, chua) như đúc nên chiếc đỉnh để khuếch trương thành quả.
(7) Nếu biết làm việc siêng năng, thì ngũ cốc sẽ bồi đắp cho ta những kho lương thực dồi dào. Nếu lòng ta thanh tịnh thì ngũ trần cũng lập tức tiêu vong.
(8) Dù Đông, Tây, Nam, Bắc, Trung ương (tức ngũ phương) có biến hóa đổi dời thì ta vẫn phải giữ cho tâm vững vàng như Ngũ nhạc (tức Đông Nhạc - Thái Sơn, Tây Nhạc - Hoa Sơn, Nam Nhạc - Hành Sơn, Bắc Nhạc - Hằng Sơn và Trung Nhạc - Tung Sơn).
(9) Dẫu cho xanh hay trắng, đen, đỏ hoặc vàng thì cũng chẳng sao. Vì khi Thần và người cùng cảm ứng, thông suốt cho nhau thì sẽ tạo nên sự linh hiển và Ngũ vị sẽ được vững vàng, lồng lộng./-


Chú giải : Hình Phước Liên.
Sưu tầm : Thiện Duyên.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét