KINH BÁT-NHÃ BA-LA-MẬT-ĐA
hay là :
TÂM KINH "TRÍ TUỆ TUYỆT VỜI"
của Phật giáo.
Bồ-tát Quán-Tự-Tại di động trong khoảng thời gian sâu thẳm của trí huệ bên kia thế giới. Ngài nhìn lên trên, nhìn xuống dưới và chỉ thấy ngũ uẩn, đều là không.
Hỡi Xá-Lợi-Phất ! Ở đây sắc (hình) tức là không, mà không tức là sắc, sắc chỉ là không, mà không chỉ là sắc. Dù có sắc, chính đó là không, dù là không, chính đó là sắc. Đối với cảm giác, tri giác, luân hồi, ý thức, cũng đều không hết thảy.
Hỡi Xá-Lợi-Phất ! Chư pháp đều là không, không sanh, không tử, không đục, không tinh, không thêm, không bớt.
Vì thế, hỡi Xá-Lợi-Phất, ở nơi chơn không, không có sắc, không có cảm giác, tri giác, không có luân hồi, không có ý thức : không mắt, không tai, không mũi, không lưỡi, không thân, không ý, không hình, không tiếng, không mùi, không vị, không xúc giới, ý thức giới, nhãn giới, cho đến không ý thức, tri thức, không vô minh, không hết vô minh, cho đến không lão không tử, cũng không hết lão hết tử, không khổ tập, diệt, đạo, không trí, không sở đắc, cũng không vô đắc.
Vì thế, hỡi Xá-Lợi-Phất, vì Bồ-tát không màng đến bất cứ một sở đắc riêng tư nào, và xuyên qua lòng tin tưởng ở trí huệ tuyệt vời, không có những tư tưởng làm lu mờ. Vì không có những tư tưởng lu mờ, Bồ-tát tâm không rung động, dựa trên cứu cánh niết bàn, đã vượt qua những gì có thể đảo lộn. Tất cả những ai như chư Phật hiện ra trong ba khoảng thời gian, xuyên qua lòng tin tưởng trong tuyệt vời trí huệ, sẽ thức dậy hoàn toàn trong cõi giác ngộ tối cao, công bằng và toàn vẹn.
Vì vậy, phải tri thức sự tuyệt vời trí huệ như là một đại thần chú, một thần chú đại minh, vô thượng, không gì so sánh được, có thể trừ diệt mọi khổ phiền, nó là chơn thiệt, không có sự lầm.
Câu đại thần chú ấy là : Yết đế, yết đế, ba-la yết-đế, ba-la-tăng yết đế, bồ đề tát bà-ha.
x x x
Nói qua một cách tóm tắt, trong các đại kinh của Ma-Ha Bát-Nhã Ba-La Mật-Đa có lược kê (18) mười tám chơn không, bắt đầu là những chơn không của nội giới, chơn không của tinh thần, kế đến chơn không của ngoại giới, chơn không của nội giới lẫn ngoại giới, chơn không của chơn không. Đó là mười tám chơn không quen thuộc.
Thiền sư Huyền Trang đã đưa con số mười tám lên hai mươi, thêm vào chơn không của mười tám chơn không nói trên, và chơn không thứ hai mươi là chơn không của mười chín chơn không. Và cuối cùng Đại sư DOGEN lại thêm một cái không tối hậu là (Mushotoku) tức là cái chơn không tuyệt đối.
Triết lý thiền là triết lý của chơn không. Kinh Bát-Nhã Ba-La Mật-Đa là tinh túy, là "Tâm" của sáu trăm quyển sách viết về chơn không. Tượng trưng cho trí huệ tuyệt vời của Phật./-
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét