phat-thich-ca

Thứ Ba, 30 tháng 10, 2012

SÁM HỐI SÁU CĂN

KINH PHỔ MÔN - (Nghĩa Việt) - Trí Thoát.

HÌNH PHẬT THÍCH CA MÂU NI

Hình vẽ Đức PHẬT THÍCH CA MÂU NI, lúc Ngài 41 tuổi. Do 1 trong 10 đại đệ tử của Ngài là : Phú-Lưu-Na-Thích-Đa-La-Ni-Tự vẽ. Hình này hiện ở tại bảo tàng Anh-Quốc, ít người được biết đến. In trên tờ Đông Phương Nhật Báo (Báo HongKong) ra ngày 24/02/2002. Sưu tầm ngày 01/4/2002.

Thứ Tư, 10 tháng 10, 2012

TRỐNG ĐỒNG VIỆT NAM


   Trống đồng Việt Nam
  Tác giả:
Vi Nhân
  Nơi gửi:
Sáng Tác Mới
  Nghe nhạc      
  Tư liệu lịch sử liên quan đến ca khúc:
TRỐNG ĐỒNG
Cách nay khoảng 4000 năm, xã hội tiền sử quần cư trên phạm vi lãnh thổ Việt Nam ngày nay đã bắt đầu bước sang thời đại đồ đồng và đó là một bước ngoặt rất trọng đại. Từ đây, đồ đá dần dần bị đẩy lùi và cũng từ đây, đồ đồng bắt đầu có mặt trong tất cả mọi lĩnh vực của đời sống. Trải qua bốn giai đọn phát triển liên tục, từ sơ kỳ (văn hóa Phùng Nguyên), đến trung kỳ (văn hóa Đồng Đậu) rồi hậu kỳ (văn hóa Gò Mun) và đỉnh cao tột cùng (văn hóa Đông Sơn), trình độ luyện đồng và đúc đồng không ngừng được nâng cao.
Trong vô số những hiện vật đồ đồng đã phát hiện được ở Việt Nam, độc đáo nhất là trống đồng Đông Sơn. Các nhà nghiên cứu ở trong cũng như ngoài nước đều thống nhất phân chia trồng đồng thành bốn loại khác nhau. Hoa văn, kiểu dáng và kích cỡ của các loại tuy có sự sai biệt nhưng tất cả đều là những kiệt tác của kỹ thuật và mỹ thuật đúc đồng.
Âm lượng của trống đồng vượt xa các loại trống khác. Thời cổ và trung đại, trống đồng luôn luôn có mặt trong tất cả các đơn vị lực lượng vũ trang Đại Việt. Tiếng trống khiến cho quân sĩ Đại Việt bừng bừng khí thế xông lên. Tiếng trống khiến cho quân xâm lăng kinh hồn bạt vía.
Trong các cuộc lễ hội được tổ chức ở khắp đó đây, tiếng trống đồng chẳng khác gì chất keo vô hình mà kỳ diệu, kết nối bền chặt mọi lớp người với nhau, tạo nên sức mạnh thật phi thường, không một thế lực nào có thể lay chuyển được.  

NAM QUỐC SƠN HÀ


   Nam Quốc Sơn Hà
  Tác giả:
Vũ Hoàng
  Nơi gửi:
Sáng Tác Mới
  Nghe nhạc      
  Tư liệu lịch sử liên quan đến ca khúc:

Lý Thường Kiệt với bài thơ “Namquốc sơn hà”

Cuối năm Bính Thìn (1076), nhà Tống ồ ạt đưa quân sang xâm lược nước ta. Quân đội Đại Việt lúc bấy giờ do Lý Thường Kiệt chỉ huy, tuy đã chủ động chuẩn bị đối phó từ trước, vẫn chống cự một cách rất khó khăn. Giặc tràn xuống bờ Bắc sông Cầu và đội quân tiên phong của chúng đã bước đầu chọc thủng được chiến tuyến Như Nguyệt. Chiến tuyến vỡ, một mảng quan trọng trong niềm tin vào thắng lợi cuối cùng của quân sĩ ta cũng theo đó mà tan vỡ. Muốn giành lại được thế chủ động, trước phải đập tan đội quân tiên phong của giặc, mà muốn đập tan đội quân tiên phong này, trước phải tìm cách lấy lại và kích động mạnh mẽ tinh thần của quân sĩ. Nhận rõ điều đó, Lý Thường Kiệt đã bí mật đang đêm cho người vào đền thờ Trương Hát ở ngay bên bờ sông Cầu, đọc to bài thơ không đề sau đây:
Nam quốc sơn hà Nam đế cư,
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư.
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm,
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.
Sông núi nước Nam, vua Nam(1) ở
Rành rành ghi rõ ở sách trời.
Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm,
Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời.
Binh sĩ nghe lời thơ, tinh thần phấn chấn hẳn lên, ai ai cũng cố sức đánh giặc. Đội quân tiên phong của nhà Tống bị đập tan, chiến tuyến sông Cầu cũng mau chóng được hàn lại. Giặc từ đó bị giam chân ở bờ Bắc sông Cầu, tiến thoái lưỡng nan. Đến đầu năm Đinh Tị (1077), chúng bị Lý Thường Kiệt mở trận quyết chiến chiến lược ở Như Nguyệt, đánh cho tan tành.
Ấy Ià bài thơ không đề, nhưng vì câu mở đầu phiên âm Hán - Việt là Nam quốc sơn hà Nam đế cư  nên người đời thường gọi đó là bài Nam quốc sơn hà, lại cũng vì bài ấy được đọc lên lần đầu tiên ở trong đền thờ Trương Hát nên người đời cũng gọi đó là bài thơ thần.
Lời bàn: Giữa lúc trận mạc hiểm nguy, sống chết cận kề mà vị tổng chỉ huy là Lý Thường Kiệt vẫn ung dung làm được bài thơ tuyệt vời này thì quả là vô cùng đặc biệt. Thơ đã tuyệt mà cách phổ biến thơ lại còn tuyệt hơn. Binh sĩ một lòng tin chắc rằng thần linh sông núi đang đứng về phía họ, sách trời cũng minh chứng cho đại nghĩa của họ, bảo họ không phấn khích làm sao được. Cơ trời huyền diệu, chỉ có thần nhân mới biết được, vậy thì thơ ấy, đọc ở thời điểm ấy, đọc ngay trong đền thờ ấy… tất cả đều hợp lẽ vô cùng. Hậu thế coi đó là bài thơ có giá trị như bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước nhà, kể cũng phải lắm thay.
(Theo “Việt sử giai thoại” của Nguyễn Khắc Thuần – NXB Giáo Dục)

(1) Nam Đế: lẽ ra phải dịch là “hoàng đế nước Nam” nhưng đây vì dịch thơ cốt giữ vần điệu nên tạm dịch là Vua Nam. Lý Thường Kiệt viết Nam đế là để khẳng định Nam đếđường đường sánh với Bắc đế (hoàng đế Trung Quốc). Người Việt dùng chữ vua để chỉ cả đế lẫn vương, nhưng theo cách viết của người Trung Quốc (mà xưa ta tiếp nhận) thì đế và vương khác nhau. Đế là ngôi cao nhất (thiên tử) vàvương là bậc sau đế (chư hầu của thiên tử).

BẠCH ĐẰNG GIANG


   Bạch Đằng Giang
  Tác giả:
Nhạc : Lưu Hữu Phước
  Nơi gửi:
Sưu Tầm - Võ Hiếu Đức K1 Ô2 56/H2 Phan Văn Tình, Thị trấn Thủ Thừa, Huyện Thủ Thừa - Long An
  Nghe nhạc      
  Tư liệu lịch sử liên quan đến ca khúc:
SÔNG BẠCH ĐẰNG
Sông Bạch Đằng là một chi lưu của sông Thái Bình, đổ ra biển Đông qua cửa mang cùng tên là Bạch Đằng. Sông Bạch Đằng cũng tức là sông Vân Cừ, tục danh là sông Rừng, dài hơn 20 km và rộng trung bình gần 2 km. Đây là ranh giới tự nhiên giữa huyện Thủy Nguyên của thành phố Hải Phòng với huyện Yên Hưng của tỉnh Quảng Ninh. 
Sông Bạch Đằng là nơi đã chứng kiến ba trận thuỷ chiến rất ác liệt giữa quân dân ta với bọn xâm lăng. Trận thứ nhất diễn ra vào năm 938 giữa một bên là quân dân ta do danh tướng Ngô Quyền tổng chỉ huy với một bên là giặc Nam Hán. Quân Nam Hán đã bị đại bại thảm hại. Tướng tổng chỉ huy quân xâm lăng là Hoằng Thao bị giết chết. Hoàng Đế của Nam Hán lúc bấy giờ là Nam Hán Cao Tổ (917-942) chỉ còn biết ngửa mặt lên trời mà than khóc. Trận thứ hai diễn ra vào năm 981 giữa quân dân Đại Cồ Việt do đích thân Hoàng Đế Lê Hoàn làm tổng chỉ huy với một bên là quân Tống. Quân Tống bị đại bại thảm hại. Hoàng Đế nhà Tống lúc đó là Tống Thái Tông (976-997) đã phải kinh ngạc trước tài thao lược tuyệt vời của Lê Hoàn. Trận thứ ba diễn ra vào năm 1288 giữa một bên là quân dân Đại Việt do bậc đại danh tướng Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn làm tổng chỉ huy với một bên là kiệt tướng dày dạn kinh nghiệm trận mạc của quân Mông Nguyên là Ô-mã-nhi làm tổng chỉ huy. Quân dân Đại Việt đã giành toàn thắng. Đạo quân khét tiếng tàn bạo và thiện chiến của giặc bị tiêu diệt. Cây đại bút của văn học dân tộc lúc bấy giờ là Trương Hán Siêu viết :
  Đến nay, nước sông vẫn chảy hoài
Mà nhục quân thù không rửa hết.
Sông Bạch Đằng là dòng sông của những trận đại thắng, dòng sông có vinh dự được ghi nhận những võ công chống xâm lăng oai hùng vào hàng bậc nhất của lịch sử dân tộc ta. 

HỘI NGHỊ DIÊN HỒNG


   Hội nghị Diên Hồng
  Tác giả:
Lưu Hữu Phước
  Nơi gửi:
Sưu Tầm - Nguyễn Huy Giao số 11, ngõ 130, phố An Dương, Q.Tây Hồ, Hà Nội ĐT:7167514
  Nghe nhạc      
  Tư liệu lịch sử liên quan đến ca khúc:
DIÊN HỒNG
Để chủ động đối phó với dã tâm của đế quốc Mông Nguyên, năm 1282, triều Trần đã triệu tập đội ngũ quý tộc và tướng lĩnh cao cấp đến tham dự hội nghị Bình Than để bàn định chiến lược và những kế sách cụ thể trong cuộc đọ sức không thể nào tránh khỏi với kẻ thù. Cuối năm 1284, để thống nhất ý chí và cũng là đệ tập hợp sức mạnh của toàn dân, triều đình nhà Trần đã trân trọng mời các vị bô lão đại diện cho nhân dân các làng xã về dự một cuộc hội nghị đặc biệt tổ chức tại kinh thành Thăng Long. Địa điểm hội nghị là cung điện Diên Hồng, vì thế, sử thường gọi đây là Hội nghị Diên Hồng. Thượng Hoàng Trần Thánh Tông và Hoàng Đế Trần Nhân Tông đích thân chủ trì hội nghị. Tại hội nghị Diên Hồng, các vị bô lão đã được chính thức nghe thông báo những tin tức về việc quân giặc đã áp sát biên giới phía bắc nước ta và cho biết Nếu chấp nhận hòa với quân giặc nghĩa là mất tất cả còn như nếu toàn dân đồng lòng liều chết để đánh thì có thể giữ được tất cả. Vậy, Đại Việt nên hòa hay nên đánh. Và tiếng hô quyết đánh đã rung chuyển cả điện Diên Hồng. Hiểu được lòng dân, nhà Trần đã tự tin vạch ra được những kế sách chống xâm lăng sắc sảo và chuẩn xác. Thắng lợi vĩ đại của cuộc chiến tranh vệ quốc chống quân Mông Nguyên diễn ra vào năm 1285 gắn chặt với thành công của cuộc hội nghị này.

Hội nghị Diên Hồng là một sáng tạo rất độc đáo của nhà Trần, là biểu hiện của ý thức tin tưởng vào sức mạnh và trí tuệ của toàn dân. Nhiều nhà sử học đã trân trọng gọi đây là điển hình của tinh thần dân chủ thời trung đại.