phat-thich-ca

Thứ Tư, 26 tháng 3, 2014

Tác phẩm mới: Anh linh Đức Thánh Trần



Thứ Ba, 25 tháng 3, 2014

Anh linh đức thánh Trần Trọng Tấn



Bạch Đằng giang phú-Trương Hán Siêu-mc Trần Thiện Tùng.wmv

Trên Sông Bạch Đằng - Nhạc Sĩ: Hoàng Quý - Trình Bày: Tốp Ca



Lưu Danh Vạn Kiếp_Thanh Tuấn st Thiện Hữu

Thứ Sáu, 7 tháng 3, 2014

KINH NGŨ BÁCH DANH QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT

KINH NGŨ BÁCH DANH QUÁN THẾ ÂM

Dịch nghĩa

LỄ NGŨ BÁCH DANH QUÁN THẾ ÂM NGHI

* * *

(Cử tán:) [1]
Cành dương nước phép
Rải khắp ba ngàn
Tánh không tám đức sạch trần gian
Pháp giới rộng thênh thang
Tội nghiệp tiêu tan
Lửa đỏ hoá sen vàng[2]
Nam mô Thanh Lương Địa Bồ tát ma ha tát (3 lần)
Trí tuệ bừng lên đoá biện tài
Đứng yên trên sóng sạch trần ai
Camlộ chữa lành cơn khổ bịnh
Hào quang quét sạch buổi nguy tai
Liễu biếc phất bày muôn thế giới
Sen hồng nở hé vạn lâu đài
Cúi đầu ca ngợi dâng hương thỉnh
Xin nguyện từ bi ứng hiện ngay. [3]
Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát Ma Ha Tát. (3 lần)
Kính nghe, đấng Viên thông giáo chủ, vẻ từ ái trăng rằm, hầu Di Đà miền Cực lạc hương quê, giúp Thích Ca cõi Ta bà kham nhẫn, trú ở núi lưu ly châu báu, ngồi tòa sen ngàn cánh hồng tươi. Quá khứ Chánh Pháp Minh Vương, hiện tiền Quán Âm Tự Tại, ba mươi hai thân ứng hóa, rộng độ quần sinh, bảy tai nạn hai mong cầu [4], nhiều phương ứng vật. Sức mầu thù thắng, tán thán khôn cùng, cúi mong đức cả từ bi, trông xuống rũ lòng soi xét.
Nay thời, vâng theo lời Phật di huấn, kính vì chư vị …… mà thiết lập đàn tràng, tỳ kheo lập đàn là ……  và cùng mười phương nhân sĩ mọi người, thỉnh mạng Tăng chúng, cùng về nơi già lam (gia xứ) ……  tu tập lễ sám bồ tát Quán Thế Âm, cầu phước khắp cả đạo tràng.
Đến đây, mở đầu đàn tràng đốt nén tâm hương thành tín, cung thỉnh bồ tát Quán Âm:
Cầm cành dương liễu khắp rưới cam lồ, trừ nóng bức mang lại mát trong, tầm thanh cứu khổ khắp bốn loài, thuyết pháp độ sinh trong sáu nẻo, sẵn tâm niệm từ bi kiên cố, đủ dáng vẻ tự tại trang nghiêm. Có cầu đều ứng, không nguyện chẳng linh, nên toàn đại chúng, lắng lòng tịnh quán, kính tụng mật ngôn, gia trì pháp thủy.
Nước sạch này vuông tròn tùy đồ đựng, đầy vơi theo tiết mùa, Xuân tan Đông đặc, khảm chảy cấn dừng [5], mênh mông thay nguồn mầu chẳng thể đo lường, cuồn cuộn thay dòng thiêng khó mà cùng tận, suối biếc ẩn rồng, đầm lạnh giấu trăng, hoặc đọng dưới ngòi bút rồng của đấng quân vương, tràn ngập ngọn sóng ân, hoặc nằm trên cành dương liễu của bậc bồ tát, rưới thành dòng cam lộ. Chỉ cần một giọt nước rưới lên, thì cả mười phương đều trong sạch. [6]
Cành liễu bồ tát tuôn cam lộ
Một giọt rưới khắp cả mười phương
Dơ bẩn tanh hôi thảy sạch trừ
Toàn thể đàn tràng đều thanh tịnh.
Kinh có mật ngôn, kính nên trì tụng:
Án, nại ma ba cát ngõa đế, a ba ra mật đạp, a ưu rị a nạp, tô tất nễ, thực chấp đạp, điệp tả ra tể giã, đát tháp nghiệt đạt giã, a ra ha đế, tam dược tam bất đạt giã, đát nễ giã tháp. Ám, tát rị ba, tang tư cát rị, bát rị thuật đạp, đạt ra mã đế, nghiệt nghiệt nại tang, mã ngột nghiệt đế, sa ba ngõa tỷ thuật đế, mã hát nại giã, bát rị ngõa rị sa hát. [7]
Nguyện đem công đức thù thắng này,
Tám nạn ba đường các khổ dứt.
Mỗi tụng trì bốn ân đền đáp
Trí qua biển khổ
Tròn đầy ba la mật.
Vô lượng, vô lượng
Vô lượng thọ
Vô lượng, vô lượng
Vô lượng thọ
Vô Lượng Thọ Tôn Phật.
Trong lò vàng
Triện báu đốt [8]
Hương mây ngàn. [9]
Om! Mani Padme Hum. (Án! Ma ni Bát Di Hồng)
Đem kinh chú này, hồi hướng công đức, hộ pháp long thiên, ba cõi linh thông sông núi, chân tể thủ hộ già lam, cầu phước bảo hộ an bình, khéo trang nghiêm hương linh thờ phụng, khắp nguyện pháp giới oan thân cùng vào Tỳ Lô biển tánh.
Nhất thiết cung kính tín lễ (hòa) Thường trụ Tam bảo.
Ca ngợi tam nghiệp:
Ngưng đọng mắt sen khai khóe biếc
Thiên thanh mày nguyệt mới phân ly
Đảnh tròn đầy hoàng kim ánh sáng
Chuỗi anh lạc lấp lánh trân châu.
Chớm nụ sen hồng dừng tướng lưỡi
Tần bà phô vẻ đẹp môi mềm
Dáng tượng vương uy nghi thân tướng
Tiếng nói pháp đồng sư tử rống.
Phó cảm ứng cơ không tạm dứt
Tầm thanh cứu khổ chưa từng ngơi
Ba không, không quán, quán không không
Bốn tâm vô lượng tâm đồng đẳng.
Tịnh tam nghiệp chân ngôn:
Án, sa phạ bà phạ, truật độ tát rị phạ, đạt rị ma, tát ra phạ, bà phạ truật độ hám. (3 lần)
Kệ hiến cúng hương hoa:
(Đại chúng cùng quỳ, trang nghiêm cầm hương hoa, như pháp cúng dường)
Chân hương năm phần tỏa
Hoa mầu tuệ giác nghiêm
Trôi chảy dòng tứ biện [10]
Biển Tam bảo ngợi khen
Bằng cả thân, miệng, ý
Cung kính Phật, Pháp, Tăng
Mây ánh sáng bao trùm
Khắp lợi không cùng cực.
Cúng dường xong, chúng hòa:
Nhất thiết cung kính: Viên Thông giáo chủ, Chánh Pháp đạo sư, cư miền Thiên Trúc, trụ núi Bổ Đà, hiện làm Tăng già, hóa thân Đạt Ma, biến thành Ngàn tay ngàn mắt, đầy đủ sáu món thần thông. Nét ngài đầy đặn trăng non, mắt đọng sao rơi tỏa sáng, tóc biếc rũ ba Xuân dương liễu, dáng hồng khơi chín Hạ hoa sen. Áo lục thù [11] khoác lên màu rực rỡ, mũ thất bảo điểm tô hoa tráng lệ, tìm tiếng kêu cứu khổ cứu nạn, phát nguyện lớn lợi vật lợi người. Cúng dường Quán Âm phước được hà sa, tán lễ đại sĩ tội tiêu trần kiếp. Chứng minh công đức này, viên mãn các nguyện tâm, chúng con chí thành, nhất tâm đảnh lễ.

LẠY THỨ 001 – 100

1. Kính lạy đức Phật bổn sư Thích Ca Mâu Ni, đấng giáo chủ cõi Ta Bà.
2. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, đối trước đức Phật Thích Ca Mâu Ni, đại sĩ thưa nói nhân hạnh xa xưa.
3. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, bậc cổ Phật thị hiện.
4. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, bậc đương lai bổ xứ của đức Phật A Di Đà.
5. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, ngài gặp đức Phật Thiên Quang Vương Tĩnh Trụ được tâm chú Đại bi. [12]
6. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, ngài đối trước đức Phật lập thệ và được như sở nguyện, vươn ra ngàn tay ngàn mắt.
7. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, trong kiếp quá khứ ngài là đức Như Lai Chánh Pháp Minh Vương. [13]
8. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, hình tượng Tám muôn bốn ngàn cánh tay Mẫu đà la. [14]
9. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, hình tượng Ngàn tay ngàn mắt.
10. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, hình tượng Bốn mươi hai tay. [15]
11. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, hình tượng Mười tám tay. [16]
12. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, hình tượng Mười hai tay.
13. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, hình tượng Tám tay.
14. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, hình tượng Bốn tay. [17]
15. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, danh hiệu Thiên Chuyển. [18]
16. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, danh hiệu Thập Nhị Diện. [19]
17. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, danh hiệu Thập Nhất Diện. [20]
18. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, danh hiệu Chánh Thú. [21]
19. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, danh hiệu Tỳ Câu Chi. [22]
20. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, danh hiệu Mã Đầu. [23]
21. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, danh hiệu A Gia Yết Rị Bà. [24]
22. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, danh hiệu Pháp Tịnh. [25]
23. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, danh hiệu Diệp Y. [26]
24. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, bậc thuyết đà la ni Tiêu phục độc hại. [27]
25. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, danh hiệu Như Ý Bảo Luân. [28]
26. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, bậc nói ra thần chú Viên mãn vô ngại đại bi tâm.[29]
27. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, tâm chú này phá tan hết thảy nghiệp chướng.
28. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, bậc nói ra thần chú Ma ha Ba đầu ma Chiên đàn Ma ni tâm luân. [30]
29. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, vì diệt các nẻo ác mà ngài nói ra thần chú.
30. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, vì lợi ích chúng sinh mà ngài nói ra thần chú.
31. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, ngài có năng lực thỏa mãn hết thảy nguyện cầu.
32. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, ngài có năng lực cứu khổ sản nạn.
33. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, ngài thành tựu tâm đại bi.
34. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, ngài thành tựu tâm đại từ.
35. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, ngài làm cho cửa địa ngục mở.
36. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, ngài hiện ra các thứ âm thanh.
37. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, ngài hiện ra các thứ sắc tướng.
38. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, ngài hiện ra các thứ lợi lạc.
39. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, ngài hiện ra phương tiện cứu khổ cứu nạn.
40. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, ngài hiện ra các thứ thần thông.
41. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, ngài có năng lực tròn đầy bao nhiêu tâm nguyện.
42. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, chú lực thoát khỏi ngũ nghịch trọng tội. [31]
43. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, chú lực giải trừ thuốc độc, bùa chú, trù ếm.
44. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, chú lực chữa trị các bịnh đầu não, ngực sườn.
45. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, chú lực chữa trị các bịnh cổ họng.
46. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, chú lực chữa trị các bịnh miệng bụng, eo lưng.
47. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, chú lực chữa trị các bịnh mắt, tai, môi, lưỡi.
48. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, chú lực chữa trị các bịnh răng nướu, mũi, thân.
49. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, chú lực chữa trị các bịnh tay chân.
50. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, chú lực chữa trị các bịnh cùi hủi, điên dại.
51. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, chú lực chữa trị các bịnh do các quỉ thần dữ gây não cho người.
52. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, chú lực ngăn trừ chiến tranh, tai họa nước lửa.
53. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, chú lực tiêu tan sấm sét, động đất, khủng bố.
54. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, chú lực đoạn trừ oan gia, trộm cướp.
55. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, chú lực diệt trừ quân giặc tàn ác.
56. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, chú lực cứu thoát ba tai họa và chín thứ hoạnh tử. [32]
57. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, chú lực giải trừ ác mộng, những điềm quái dị.
58. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, chú lực đuổi đi rắn rít, bò cạp.
59. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, chú lực đuổi đi cầm thú dữ độc.
60. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, chú lực thoát khỏi việc quan tranh tụng.
61. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, chú lực thị hiện thế giới Cực Lạc cho người được lợi lạc.
62. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, chú lực làm cho người trì niệm được mọi người thương kính.
63. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, chú lực làm cho người trì niệm có đủ của cải thế gian.
64. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, chú lực làm cho người tăng trưởng lợi ích của đủ mọi niềm vui.
65. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, chú lực làm cho người tăng trưởng lợi ích của hết thảy thế lực.
66. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm năng lực ban cho mạng sống được kéo dài.
67. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm năng lực ban cho sự giàu sang, sống lâu.
68. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, tâm vô vi. [33]
69. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, tâm vô nhiễm trước.
70. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, tâm không quán.
71. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, tâm cung kính.
72. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, tâm khiêm tốn.
73. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, tâm không tạp loạn.
74. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, tâm nhớ nghĩ đà la ni.
75. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, tâm thệ độ tất cả chúng sinh.
76. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, ngàn mắt soi thấy. [34]
77. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, ngàn tay nắm giữ.
78. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, chú lực chữa lành tám muôn bốn ngàn bịnh tật.
79. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, chú lực hàng phục hết thảy quỉ thần dữ tợn.
80. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, chú lực hàng phục các thiên ma.
81. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, chú lực chế ngự các ngoại đạo.
82. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, chú lực giải trừ sơn tinh, tạp mị võng lượng. [35]
83. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, chú lực đoạn trừ tâm tà vạy.
84. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, chú lực đoạn trừ tâm tham nhiễm.
85. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, chú lực làm cho chúng sinh gặt hái quả lành.
86. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, người trì chú Đại bi là Kho tàng thân Phật. [36]
87. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, người trì chú Đại bi là Kho tàng thân ánh sáng.
88. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, người trì chú Đại bi là Kho tàng từ bi.
89. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, người trì chú Đại bi là Kho tàng diệu pháp.
90. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, người trì chú Đại bi là Kho tàng thiền định.
91. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, người trì chú Đại bi là Kho tàng hư không.
92. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, người trì chú Đại bi là Kho tàng vô úy.
93. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, người trì chú Đại bi là Kho tàng thường trụ.
94. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, người trì chú Đại bi là Kho tàng giải thoát.
95. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, người trì chú Đại bi là Kho tàng dược vương.
96. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, người trì chú Đại bi là Kho tàng thần thông.
97. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, chú Đại bi còn gọi là Quảng đại viên mãn đà la ni, Tùy tâm tự tại đà la ni. [37]
98. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, danh hiệu Quán Thế Âm Tự Tại. [38]
99. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, danh hiệu Nhiên Sách.
100. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, danh hiệu Thiên Quang Nhãn. [39]
Chúng con cúi đầu đảnh lễ, nguyện cho những mong cầu của chúng sinh đều được đầy đủ.

LẠY THỨ 101 – 200

101. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, ngài muốn chúng sinh an lạc thành tựu.
102. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, ngài giúp người đầy đủ nguyện lực đại bi.
103. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, ngài thị hiện làm bồ tát.
104. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, danh hiệu Bất Không Quyến Sách. [40]
105. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, chú lực chữa đau mắt. [41]
106. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, chú lực chữa đau tai.
107. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, chú lực chữa đau mũi.
108. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, chú lực chữa đau lưỡi.
109. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, chú lực chữa đau nướu.
110. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, chú lực chữa đau răng.
111. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, chú lực chữa đau môi.
112. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, chú lực chữa đau tim ngực.
113. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, chú lực chữa đau bụng.
114. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, chú lực chữa đau lưng.
115. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, chú lực chữa đau cột sống.
116. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, chú lực chữa đau do cắn gãy.
117. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, chú lực chữa đau xương bánh chè.
118. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, chú lực chữa đau khớp gối.
119. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, chú lực chữa đau đốt xương.
120. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, chú lực chữa đau tay chân.
121. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, chú lực chữa đau đầu mặt.
122. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, chú lực chữa đau cổ họng.
123. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, chú lực chữa đau bả vai, bắp tay.
124. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, chú lực chữa bịnh phong hàn.
125. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, chú lực chữa bịnh thời khí.
126. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, chú lực chữa bịnh bón trĩ.
127. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, chú lực chữa bịnh kiết lị.
128. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, chú lực chữa bịnh lậu.
129. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, chú lực chữa bịnh bướu trong bụng.
130. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, chú lực chữa bịnh cùi hủi.
131. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, chú lực chữa bịnh ung thư.
132. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, chú lực chữa bịnh ghẻ lở.
133. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, chú lực chữa bịnh mụn bọc.
134. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, chú lực chữa bịnh nhọt đốm cam.
135. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, chú lực chữa bịnh nhọt đốm hoa.
136. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, chú lực chữa bịnh nhọt chảy mủ.
137. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, chú lực chữa bịnh nhọt độc.
138. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, chú lực chữa nhọt sưng.
139. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, chú lực chữa bịnh ban đỏ.
140. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, chú lực chữa mụt đầu đinh.
141. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, chú lực chữa rôm sảy.
142. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, chú lực chữa sưng độc.
143. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, chú lực chữa bịnh động kinh.
144. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, chú lực chữa bịnh viêm gan.
145. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, chú lực thoát giam cầm gông xích.
146. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, chú lực ngưng đánh chửi chê bai.
147. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, chú lực hết mưu hại khủng bố.
148. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, chú lực bỏ việc không lợi ích.
149. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, người trì chú là vì lợi người.
150. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, nước tắm người trì chú thấm ướt ai thì người ấy được sạch tội. [42]
151. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, gió thổi qua người trì chú rồi vào thân người đi sau được lợi ích. [43]
152. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, người trì chú thốt ra lời gì cũng khiến người hoan hỷ và quí mến. [44]
153. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, người trì chú cầu mong gió thổi vào thân người khác được hết tội.
154. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, người trì chú long thiên thường theo hộ trì. [45]
155. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, chú lực có thể trừ những tai họa của đất nước.[46]
156. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, chú lực có thể ngăn sự thù địch của nước khác.
157. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, chú lực có thể khiến đất nước được mùa no ấm.
158. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, chú lực có thể chặn bịnh dịch lan tràn.
159. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, năng lực trừ lũ lụt, hạn hán, thời tiết không điều hòa.
160. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, năng lực làm biến mất hiện tượng nhật nguyệt không bình thường. [47]
161. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, năng lực khiến người làm phản dứt việc mưu nghịch.
162. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, năng lực khiến thế lực thù địch ngoại bang tự nhiên tan rã.
163. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, năng lực khiến quốc gia trở về với nền nhân trị và pháp trị. [48]
164. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, năng lực làm cho mưa thuận gió hòa.
165. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, năng lực làm cho cây trái xum xuê dồi dào.
166. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, năng lực làm cho đất nước hưng thịnh, nhân dân an cư lạc nghiệp.
167. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, năng lực làm cho điều xấu ác tiêu diệt.
168. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, năng lực làm cho đất nước an ổn.
169. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, năng lực khiến cho bồ tát Nhật Quang ủng hộ chúng sinh. [49]
170. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, năng lực khiến cho bồ tát Nguyệt Quang ủng hộ chúng sinh. [50]
171. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm năng lực giúp cho hạt mầm giáo pháp Đại thừa được tăng trưởng.
172. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, năng lực giúp cho sự tu tập được thành tựu.[51]
173. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, năng lực giải trừ mười lăm việc chết xấu. [52]
174. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, không chết khổ sở vì đói khát.
175. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, không chết đau đớn vì nhốt đánh.
176. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, không chết vì oán thù đối phó.
177. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, không chết vì giết nhau ngoài chiến trường.
178. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, không chết vì những mong muốn độc ác và đau khổ oán giận.
179. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, không chết vì rắn độc cắn trúng.
180. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, không chết vì nước cuốn lửa cháy.
181. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, không chết vì trúng phải thuốc độc.
182. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, không chết vì vật độc làm hại.
183. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, không chết vì cuồng loạn mất trí.
184. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, không chết vì cây đổ bờ sụp.
185. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, không chết vì người ác thư ếm.
186. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, không chết vì tà thần ác quỷ được tiện lợi.
187. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, không chết vì thân mang bệnh nan y.
188. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, không chết vì chẳng chịu an phận nên tự hại.
189. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, được mười lăm chỗ sinh tốt. [53]
190. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, sinh ra nơi nào cũng gặp quốc vương tốt lành.
191. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, thường sinh thiện quốc.
192. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, thường sinh vào thời đại tốt đẹp.
193. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, thường gặp bạn lành.
194. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, thân thể và giác quan đầy đủ.
195. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, đạo tâm thuần thục.
196. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, không phạm cấm giới.
197. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, có được quyến thuộc hòa thuận.
198. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, được người cung kính.
199. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, những gì sở hữu không ai cướp đoạt.
200. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, những việc mong cầu đều vừa ý.
Chúng con cúi đầu đảnh lễ, nguyện cho những mong cầu của chúng sinh đều được đầy đủ.

LẠY THỨ 201 – 300

201. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, long thiên thiện thần thường gia hộ.
202. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, sinh ra nơi nào cũng được thấy thân Phật, được nghe chánh pháp.
203. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, được nghe chánh pháp thì tỏ ngộ nghĩa lý cực kỳ cao xa.
204. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, nguyện con mau biết tất cả các pháp. [54]
205. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, nguyện con sớm được con mắt trí tuệ.
206. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, nguyện con mau độ tất cả chúng sinh.
207. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, nguyện con sớm được phương tiện tuyệt hảo.
208. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, nguyện con mau ngồi thuyền tàu bát nhã.
209. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, nguyện con sớm vượt biển cả khổ đau.
210. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, nguyện con mau được các pháp giới định.
211. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, nguyện con sớm lên núi cao niết bàn.
212. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, nguyện con mau về ngôi nhà vô vi.
213. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, nguyện con sớm đồng thân thể pháp tánh.
214. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, nguyện con thường thấy mười phương Phật.
215. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, nguyện con thường nghe tất cả thiện pháp.
216. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, nguyện con thường thấy ngàn tay ngàn mắt.
217. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, ngài thường ngự nơi núi Bổ đà lạc.
218. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, ngài thường diễn thuyết đại bi tâm chú.
219. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, ngài có năng lực khiến Mật tích kim cang ủng hộ (người thọ trì tâm chú). [55]
220. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, ngài có năng lực khiến Ô Sô kim cang ủng hộ (người thọ trì tâm chú).
221. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, ngài có năng lực khiến Quân Trà Lợi kim cang ủng hộ (người thọ trì tâm chú).
222. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, ngài có năng lực khiến Ương Câu Thi kim cang ủng hộ (người thọ trì tâm chú).
223. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, ngài có năng lực khiến Bát bộ lực sĩ ủng hộ (người thọ trì tâm chú).
224. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, ngài có năng lực khiến Thưởng Ca La kim cang ủng hộ (người thọ trì tâm chú).
225. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, ngài có năng lực khiến Ma Hê Thủ La ủng hộ (người thọ trì tâm chú).
226. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, ngài có năng lực khiến Na La Diên ủng hộ (người thọ trì tâm chú).
227. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, ngài có năng lực khiến Kim Tỳ La ủng hộ (người thọ trì tâm chú).
228. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, ngài có năng lực khiến Bà Tỳ La ủng hộ (người thọ trì tâm chú).
229. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, ngài có năng lực khiến Bà Cấp Bà ủng hộ (người thọ trì tâm chú).
230. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, ngài có năng lực khiến Ca Lâu La ủng hộ (người thọ trì tâm chú).
231. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, ngài có năng lực khiến Mãn Hỷ Xa Bát ủng hộ (người thọ trì tâm chú).
232. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, ngài có năng lực khiến Chân Đà La ủng hộ (người thọ trì tâm chú).
233. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, ngài có năng lực khiến Bán Chi La ủng hộ (người thọ trì tâm chú).
234. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, ngài có năng lực khiến Tất Bà Già La ủng hộ (người thọ trì tâm chú).
235. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, ngài có năng lực khiến Ứng Đức Tỳ Đa ủng hộ (người thọ trì tâm chú).
236. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, ngài có năng lực khiến Tát Hòa La ủng hộ (người thọ trì tâm chú).
237. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, ngài có năng lực khiến Tam Bát La ủng hộ (người thọ trì tâm chú).
238. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, ngài có năng lực khiến Ngũ bộ Tịnh Cư ủng hộ (người thọ trì tâm chú).
239. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, ngài có năng lực khiến Diễm La ủng hộ (người thọ trì tâm chú).
240. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, ngài có năng lực khiến vua trời Đế Thích ủng hộ (người thọ trì tâm chú).
241. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, ngài có năng lực khiến Đại Biện Thiên ủng hộ (người thọ trì tâm chú).
242. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, ngài có năng lực khiến Công Đức Thiên ủng hộ (người thọ trì tâm chú).
243. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, ngài có năng lực khiến Bà Niết Na ủng hộ (người thọ trì tâm chú).
244. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, ngài có năng lực khiến Đề Đầu Lại Tra thiên vương ủng hộ (người thọ trì tâm chú).
245. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, ngài có năng lực khiến Bổ Đan Na ủng hộ (người thọ trì tâm chú).
246. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, ngài có năng lực khiến chúng Đại Lực ủng hộ (người thọ trì tâm chú).
247. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, ngài có năng lực khiến Tỳ Lâu Lặc Xoa ủng hộ (người thọ trì tâm chú).
248. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, ngài có năng lực khiến Tỳ Lâu Bác Xoa ủng hộ (người thọ trì tâm chú).
249. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, ngài có năng lực khiến thiên vương Tỳ Sa Môn ủng hộ (người thọ trì tâm chú).
250. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, ngài có năng lực khiến vua Kim Sắc Khổng Tước ủng hộ (người thọ trì tâm chú).
251. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, ngài có năng lực khiến hai mươi tám bộ chúng đại tiên ủng hộ (người thọ trì tâm chú).
252. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, ngài có năng lực khiến Ma Ni Vương ủng hộ (người thọ trì tâm chú).
253. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, ngài có năng lực khiến Bạt Đà La ủng hộ (người thọ trì tâm chú).
254. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, ngài có năng lực khiến đại tướng Tán Chỉ ủng hộ (người thọ trì tâm chú).
255. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, ngài có năng lực khiến Phất La Bà ủng hộ (người thọ trì tâm chú).
256. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, ngài có năng lực khiến long vươngNanĐà ủng hộ (người thọ trì tâm chú).
257. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, ngài có năng lực khiến long vương Bạt Nan Đà ủng hộ (người thọ trì tâm chú).
258. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, ngài có năng lực khiến long vương Bà Già La ủng hộ (người thọ trì tâm chú).
259. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, ngài có năng lực khiến long vương Y Bát La ủng hộ (người thọ trì tâm chú).
260. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, ngài có năng lực khiến A tu la ủng hộ (người thọ trì tâm chú).
261. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, ngài có năng lực khiến Càn thát bà ủng hộ (người thọ trì tâm chú).
262. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, ngài có năng lực khiến Khẩn na la ủng hộ (người thọ trì tâm chú).
263. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, ngài có năng lực khiến Ma hầu la ủng hộ (người thọ trì tâm chú).
264. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, ngài có năng lực khiến thần nước ủng hộ (người thọ trì tâm chú).
265. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, ngài có năng lực khiến thần lửa ủng hộ (người thọ trì tâm chú).
266. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, ngài có năng lực khiến thần gió ủng hộ (người thọ trì tâm chú).
267. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, ngài có năng lực khiến thần đất ủng hộ (người thọ trì tâm chú).
268. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, ngài có năng lực khiến thần sấm ủng hộ (người thọ trì tâm chú).
269. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, ngài có năng lực khiến thần sét ủng hộ (người thọ trì tâm chú).
270. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, ngài có năng lực khiến Cưu bàn trà ủng hộ (người thọ trì tâm chú).
271. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, ngài có năng lực khiến Tỳ xá xà ủng hộ (người thọ trì tâm chú). [56]
272. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, nguyện con mau được trọn đủ hạnh tu lục độ.[57]
273. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, nguyện con mau được chứng quả Thanh văn.
274. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, nguyện con mau được tín căn đại thừa.
275. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, nguyện con mau được địa vị Thập trụ. [58]
276. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, nguyện con mau đạt địa vị Phật đà.
277. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, nguyện con mau được thành tựu ba mươi hai tướng tốt.
278. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, nguyện con mau được thành tựu tám mươi vẻ đẹp.
279. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, ngài có năng lực làm cho cửa địa ngục mở, tội nhân được giải thoát. [59]
280. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, ngài có năng lực làm cho chúng sinh được niềm vui lớn thù thắng.
281. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, ngài có năng lực làm cho chúng sinh được lợi ích lớn thù thắng.
282. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, ngài có năng lực làm cho những nghiệp chướng ác bị phá hoại.
283. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, chú lực làm cho người sắp rơi vào địa ngục thì liền được giải thoát.
284. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, với những gì mong cầu thì như gió đến mau.
285. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, với lòng cầu nguyện việc gì thì ngài thảy đều cho được.
286. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, bằng muốn thấy Phật thì ngài cho con thấy Phật.
287. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, ngài có tâm chú bí mật và bản nguyện. [60]
288. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, ngài tuôn trận mưa lớn châu báu.
289. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, ngài là tàn cây lớn trong đại kiếp.
290. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, ngài là viên ngọc Ma Ni Như ý.
291. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, tất cả lời nguyện ngài đều cho toại đủ.
292. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, tất cả mong cầu không gì chướng ngại.
293. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, không phải chọn ngày, đọc tụng thần chú liền thành tựu. [61]
294. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, không phải trì trai, đọc tụng thần chú liền ứng nghiệm.
295. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, không có thần chú nào khác sánh bằng với thần chú Như Ý (Ma Ni Chuyển) Luân.
296. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, (đọc chú này thì) năm tội vô gián tiêu diệt không sót. [62]
297. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, gặp các hoạn nạn chỉ đọc chú này thì đều giải trừ.
298. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, (đọc chú này thì) chiến đấu tranh giành không ai thắng được.
299. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, (hóa sinh hoa sen thì) tất cả phẩm tính tốt đẹp đều tự trang nghiêm.
300. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, thẳng đến bồ đề, thoát hẳn nẻo ác.
Chúng con cúi đầu đảnh lễ, nguyện cho những mong cầu của chúng sinh đều được đầy đủ.

LẠY THỨ 301 – 400

301. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, tiêu tội diệt ác, rốt ráo thành Phật.
302. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, chú lực làm cho lương thực, hàng hóa thêm nhiều.
303. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, chú lực làm cho giàu sang, của cải vật chất đầy đủ dư thừa.
304. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, (muốn thành tựu chú này thì phải) thường nhớ nghĩ bồ tát Quán Thế Âm, ngài mãi mãi là nơi nương tựa của con.
305. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, ngài là bậc thành tựu đại bi trong vô lượng kiếp.
306. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, ngài làm mãn nguyện mọi sự mong cầu.
307. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, ngài làm cho con được các bạch pháp.
308. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, ngài làm cho con thành tựu tất cả thiện căn.
309. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, ngài làm cho con thoát khỏi tất cả sợ hãi.
310. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, ngài sai thiện thần phải thường ủng hộ cho con.
311. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, bậc hiện thân bồ tát vì thành tựu chúng sinh.
312. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, ngài giúp đẩy lui sự suy hại mầm non, hạt giống thiện căn.
313. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, cầu nơi tay cầm châu Như ý. [63]
314. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, cầu nơi tay cầm sợi dây.
315. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, cầu nơi tay cầm cái bát báu.
316. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, cầu nơi tay cầm cây kiếm báu.
317. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, cầu nơi tay cầm chày Kim cang tam cổ.
318. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, cầu nơi tay cầm chày Kim cang độc cổ.
319. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, cầu nơi tay Thí vô úy.
320. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, cầu nơi tay cầm châu Nhựt tinh ma ni.
321. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, cầu nơi tay cầm châu Nguyệt tinh ma ni.
322. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, cầu nơi tay cầm cây cung báu.
323. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, cầu nơi tay cầm mũi tên báu.
324. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, cầu nơi tay cầm cành dương liễu.
325. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, cầu nơi tay cầm cây cờ trắng.
326. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, cầu nơi tay cầm cái hồ bình. [64]
327. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, cầu nơi tay cầm cái bàng bài.[65]
328. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, cầu nơi tay cầm cây phủ việt. [66]
329. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, cầu nơi tay cầm chiếc vòng ngọc.
330. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, cầu nơi tay cầm hoa sen trắng.
331. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, cầu nơi tay cầm hoa sen xanh.
332. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, cầu nơi tay cầm cái gương báu.
333. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, cầu nơi tay cầm hoa sen tím.
334. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, cầu nơi tay cầm mây ngũ sắc.
335. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, cầu nơi tay cầm cái tịnh bình.
336. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, cầu nơi tay cầm hoa sen hồng.
337. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, cầu nơi tay cầm cây bảo kích.
338. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, cầu nơi tay cầm ống loa báu.
339. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, cầu nơi tay cầm cây gậy đầu lâu.
340. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, cầu nơi tay cầm xâu chuỗi ngọc.
341. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, cầu nơi tay cầm chiếc linh báu.
342. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, cầu nơi tay cầm chiếc ấn báu.
343. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, cầu nơi tay cầm cây kích ba chĩa.
344. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, cầu nơi tay cầm cây tích trượng.
345. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, cầu nơi tay hiệp chưởng.
346. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, cầu nơi tay nâng vị hóa Phật.
347. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, cầu nơi tay nâng hóa cung điện.
348. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, cầu nơi tay cầm quyển kinh báu.
349. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, cầu nơi tay cầm bánh xe pháp vàng kim bất thoái. [67]
350. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, cầu nơi tay nâng vị hóa Phật trên đỉnh đầu.
351. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, cầu nơi tay cầm chùm bồ đào.
352. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, bậc đủ bốn mươi hai tay.
353. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, bậc đủ thần thông mắt.
354. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, bậc đủ thần thông tai.
355. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, bậc đủ thần thông mũi.
356. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, bậc đủ thần thông lưỡi.
357. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, bậc đủ thần thông thân.
358. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, bậc đủ thần thông ý.
359. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, bậc đắc thiên nhãn thông.
360. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, bậc đắc thiên nhĩ thông.
361. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, bậc đắc thiên tỹ thông.
362. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, bậc đắc thiên thiệt thông.
363. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, bậc đắc thiên thân thông.
364. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, bậc đắc thiên ý thông.
365. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, ngài có ngàn tay.
366. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, ngài có ngàn mắt.
367. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, ngài được đại bi tâm đà la ni.
368. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, ngài có thần lực Phổ môn thị hiện.
369. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, ngài có năng lực độ sinh.
370. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, ngài có khả năng thỏa mãn các lời nguyện.
371. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, bậc hay nói đại bi tâm đà la ni.
372. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, bậc làm cho đắc quả thập địa bồ tát. [68]
373. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, bậc làm cho đắc tứ quả thanh văn. [69]
374. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, nguyện con chẳng quên mất đại đà la ni.
375. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, nguyện con khiến thường đọc chú này không cho đoạn tuyệt.
376. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, nguyện con chế ngự tâm một chỗ.
377. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, nguyện con được ngàn mắt soi thấy.
378. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, nguyện con được ngàn tay nắm giữ.
379. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, nguyện con lời nói đều là pháp âm. [70]
380. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, nguyện con được chín mươi chín ức hằng hà sa chư Phật thương nghĩ.
381. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, nguyện con lấy sự chân thật quán sát chúng sinh.
382. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, nguyện con được ánh sáng của tất cả Như Lai chiếu đến.
383. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, nguyện con hằng dùng đà la ni cứu chúng sinh.
384. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, nguyện con thường được trăm ngàn tam muội hiện tiền.
385. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, nguyện con được long thiên bát bộ thường theo hộ trì.
386. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, nguyện cho kiếp tam tai không thể hủy hoại con.
387. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, nguyện con thường dùng đà la ni trị liệu các bịnh của chúng sinh.
388. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, nguyện con dạo chơi quốc độ chư Phật một cách tự tại.
389. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, nguyện con tụng chú này tiếng vang chẳng dứt.
390. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, nguyện nơi con sống mọi người được an lạc.
391. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, bậc đủ uy thần không thể nghĩ bàn.
392. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, bậc bày công đức sáu chữ đà la ni. [71]
393. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, bậc đủ các thứ pháp lạc để lợi lạc chúng sinh.
394. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, ngài dùng đủ loại thân hình để thuyết pháp. [72]
395. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, hiện thân Phật đà mà thuyết pháp.
396. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, hiện thân Bích chi Phật mà thuyết pháp.
397. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, hiện thân Thanh Văn mà thuyết pháp.
398. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, hiện thân Phạm vương mà thuyết pháp.
399. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, hiện thân Đế thích mà thuyết pháp.
400. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, hiện thân Tự tại thiên mà thuyết pháp.
Chúng con cúi đầu đảnh lễ, nguyện cho những mong cầu của chúng sinh đều được đầy đủ.

LẠY THỨ 401 – 500

401. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, hiện thân Đại tự tại thiên mà thuyết pháp.
402. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, hiện thân Thiên đại tướng quân mà thuyết pháp.
403. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, hiện thân Tỳ sa môn mà thuyết pháp.
404. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, hiện thân Tiểu vương mà thuyết pháp.
405. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, hiện thân Trưởng giả mà thuyết pháp.
406. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, hiện thân cư sĩ mà thuyết pháp.
407. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, hiện thân Tể quan mà thuyết pháp.
408. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, hiện thân Bà la môn mà thuyết pháp.
409. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, hiện thân tỷ kheo mà thuyết pháp.
410. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, hiện thân tỷ kheo ni mà thuyết pháp.
411. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, hiện thân ưu bà tắc mà thuyết pháp.
412. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, hiện thân ưu bà di mà thuyết pháp.
413. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, hiện thân phụ nữ mà thuyết pháp.
414. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, hiện thân đồng nam mà thuyết pháp.
415. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, hiện thân đồng nữ mà thuyết pháp.
416. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, hiện thân chư thiên mà thuyết pháp.
417. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, hiện thân rồng mà thuyết pháp.
418. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, hiện thân quỉ dạ xoa mà thuyết pháp.
419. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, hiện thân càn thát bà mà thuyết pháp.
420. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, hiện thân a tu la mà thuyết pháp.
421. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, hiện thân ca lâu la mà thuyết pháp.
422. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, hiện thân khẩn na la mà thuyết pháp.
423. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, hiện thân ma hầu la già mà thuyết pháp.
424. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, hiện thân người mà thuyết pháp.
425. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, hiện thân phi nhân mà thuyết pháp.
426. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, hiện thân thần Chấp kim cang mà thuyết pháp.
427. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, Người cho sự không sợ.
428. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, bậc Tự tại.
429. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, bậc Cảm ứng.
430. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, ngài được thân như vậy.
431. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, ngài được mắt như vậy.
432. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, ngài được tai như vậy.
433. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, ngài được mũi như vậy.
434. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, ngài được lưỡi như vậy.
435. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, ngài được ý như vậy.
436. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, ngài được cái thấy như vậy.
437. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, ngài được cái nghe như vậy.
438. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, ngài được công dụng như vậy.
439. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, ngài được công hạnh như vậy.
440. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, ngài được mến thương như vậy.
441. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, ngài được quí trọng như vậy.
442. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, đảnh lễ Như Lai như đảnh lễ Quán Thế Âm đại sĩ.
443. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, thân cận Như Lai như thân cận Quán Thế Âm đại sĩ.
444. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, thể nhập Như Lai như thể nhập Quán Thế Âm đại sĩ.
445. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, nghĩ nhớ Như Lai như nghĩ nhớ Quán Thế Âm đại sĩ.
446. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, kính thờ Như Lai như kính thờ Quán Thế Âm đại sĩ.
447. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, cúng dường Như Lai như cúng dường Quán Thế Âm đại sĩ.
448. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, bậc làm sạch ba nghiệp.
449. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, được danh hiệu nhiệm mầu Quán Âm.
450. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, bậc dứt trừ khổ não của ba đường.
451. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, bậc làm cho pháp giới được mát trong.
452. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, bậc độ thoát dễ dàng các khổ của chúng sinh.
453. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, ngài nghe thấy tiếng xưng danh và chúng sinh được giải thoát.
454. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, khiến thuốc độc biến thành nước cam lộ.
455. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, người nhiều dâm dục liền lìa lòng dục.
456. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, người nhiều giận hờn liền lìa lòng sân.
457. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, người nhiều ngu si liền lìa lòng si.
458. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, muốn cầu con trai, con gái thì sinh được con trai, con gái.
459. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, ai tôn kính lễ bái ngài thì được phước đức chứ không luống mất.
460. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, lễ bái hiến cúng ngài thì phước đức không thể cùng tận.
461. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, ngài dùng mọi thân hình vào mọi thế giới.
462. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, ngài vào mọi thế giới để hóa độ cho chúng sinh.
463. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, ngài khéo đáp ứng hết thảy mọi người và ở khắp mọi nơi. [73]
464. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, ngài phát thệ nguyện rộng sâu như biển.
465. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, ngài phát ra thệ nguyện trong khi trải qua vô số thời kỳ không thể nghĩ bàn.
466. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, ngài phụng sự rất nhiều ngàn ức đức Phật.
467. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, thệ nguyện của ngài cực kỳ hùng vĩ, vô cùng trong sáng.
468. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, ai nghe danh hiệu Quán Âm đại sĩ chứ không bỏ qua.
469. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, ai thấy hình tượng Quán Âm đại sĩ chứ không bỏ qua.
470. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, ai trì niệm danh hiệu Quán Âm đại sĩ chứ không bỏ qua.
471. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, ngài diệt trừ đau khổ ở trong những nơi còn có đau khổ.
472. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, ai có lòng muốn hại liền trở nên hiền lành.
473. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, bậc đầy thần thông lực. [74]
474. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, bậc đầy tuệ giác lực và phương tiện lực.
475. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, không nơi đâu ngài không biến thể xuất hiện.
476. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, cái khổ sinh già bịnh chết ngài làm cho dần dần hết sạch.
477. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, con xin nhìn đúng sự thật.
478. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, con xin nhìn thật trong suốt.
479. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, con xin nhìn với tuệ giác.
480. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, con xin nhìn bằng đại bi.
481. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, con xin nhìn bằng đại từ.
482. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, con xin thường xuyên nguyện cầu và chiêm ngưỡng.
483. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, ngài là thể trong suốt sáng không tỳ vết.
484. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, ngài là vầng tuệ nhật phá tan hắc ám.
485. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, ngài trải hào quang khắp cả trần gian.
486. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, ngài là bản thể đại bi như sấm thức tỉnh.
487. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, ngài là ý thức đại từ như mây dồn lớn.
488. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, ngài mưa xuống nước pháp cam lộ.
489. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, rưới tắt lửa dữ của bao phiền não.
490. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, các oán thù đều lui bước tan rã.
491. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, là tiếng cực tinh tế.
492. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, là tiếng giống Phạm thiên.
493. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, là tiếng như hải triều.
494. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, là bậc thánh Thanh tịnh.
495. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, là mắt từ bi nhìn xuống chúng sinh.
496. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, là biển dồn lại vô lượng phước đức.
497. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, là nơi nương tựa cho bao chúng sinh trong khổ não nạn chết.
498. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, con nguyện ủng hộ Phật pháp khiến thường còn.
499. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, con nguyện ngày đêm tự mình nương tựa chánh pháp mà trú ở.
500. Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, con nguyện ở nơi chốn nào cũng sống an lạc.
(Chủ lễ xướng:)
Con nay cúi đầu kính lễ, nguyện cho chúng sinh sớm trọn vẹn các mong cầu, nguyện cha mẹ bảy đời, oan thân nhiều kiếp, tám nạn ba đường, cô hồn trệ phách siêu sinh An lạc quốc, từ vô lượng kiếp tới ngày nay tội lỗi tiêu diệt.
(Tụng Quán Âm bồ tát Tùy tâm chú: [75])
Án, đa rị đa rị, đốt đa rị, đốt đốt đa rị, đốt rị sa hạ. (3 lần)
Ngưỡng bạch đức bồ tát Quán Thế Âm, niệm từ bi cứu giúp, tâm lợi tế sáng soi. Bày phương hướng khơi lòng thành kính, mở đường đi đổi mới lỗi lầm, thương xót chúng con, khắp đến hữu tình, đời sống ngày nay, đều là tội chướng, duyên nghiệp ngày trước, hẳn có oan khiên. Thân hành khoa nghi sám hối, còn mong tánh đức bao dung, sáu nẻo tẩy trừ nhờ nước phép, ba đường quạt mát cậy gió thương, tội căn đổi ra phước căn, ác quả hóa thành thiện quả. Lại trông Từ tôn rũ lòng bao dung sự sám hối của chúng con, khắp vì bốn ân ba cõi, pháp giới chúng sinh, đều nguyện đoạn trừ các tội chướng, con nay đem cả tính mạng qui y đảnh lễ sám hối.
Chí tâm sám hối:
Một mảnh thân cư đời giả tạm
Nhiều phen làm tội hướng giam lồng
Bốn đại chỉ theo tài sắc trói
Một đời níu mãi rượu thịt nhai
Chăm sóc gái trai phương hại vật
Nuôi tằm nấu kén sát sinh đầu
Nghinh tân ủ rượu nhiều vươn vãi
Tiếp khách nấu chiên số vô ngằn
Giàu có cân non cùng giạ thiếu
Nghèo hèn manh tâm mưu trộm cướp
Chẳng thế hủy Phật cả trăm lời
Hết lòng báng Tăng thêm thắt chuyện
Mang nợ bội ơn nhiều ít khổ
Thêm điều cong vạy kết ghét oan
Dối của thường trụ lấy tự xài
Hoặc có lòng riêng đoạt tài vật
Trước nghiệp kính đài thân hiển hiện
Sông tro sóng nước tự đắm chìm
Nhân gian trăm tuổi dễ đi qua
Địa ngục chút thời khó vượt ra
Thành sắt Thiết vi cao ngàn trượng
Vạc dầu gân cốt vạn khúc tan
Đêm về gường nằm đinh chỉa nhọn
Ngày lại núi dao cây kiếm treo
Nghe nói địa ngục nhiều ít khổ
Trải qua sao nỗi ngục ba tra
Thường nghe tuệ nhật sức quang minh
Phá nát tội khiên tiêu hắc ám
Muốn được thân người không mất đọa
Nương nhờ Phật lực kết thiện duyên
Khỏi khiến da người thay mai vảy
Chẳng cho xương thịt phủ cánh lông
Muôn đắng ngàn cay nương Thánh chúa
Ba lần khẩn khoản bạch Quán âm
Xưa nay đã tạo bao tội chướng
Nguyện Phật từ bi thương sám hối.
Sám hối rồi, chí tâm quy mạng lễ (hòa) Tam bảo.
Chí tâm phát nguyện:
Con sinh bất thiện bao phiền não
Nguyện mãi tiêu trừ nhân tội chướng
Chưa ngộ mê tà mười ác trói
Nguyện chẳng cùng tâm khởi liên tục[76]
Dục giới, Sắc giới, Vô sắc giới [77]
Sớm đoạn triền miên hữu lậu nhân
Nhiễm nhân, nhiễm quả, nhiễm trần cơ
Nguyện hướng đời đời không nối tiếp.
Thuận hiện, thuận tiền, thuận hậu nghiệp [78]
Ba thời lầm lỗi mãi diệt trừ
Phá trai, phá giới, phá uy nghi
Hết thảy chí tâm đều sám hối.
Nghiệp chướng, báo chướng, phiền não chướng [79]
Quán thân thật tướng tánh chân không
Kính Phật, kính Pháp, kính chân Tăng
Thanh tịnh pháp thân mau thể nhập.
Phát nguyện rồi, chí tâm quy mạng lễ (hòa) Tam bảo.
Kinh Bồ Tát Quan Thế Âm Cứu Khổ [80]
Kính lạy bồ tát Quan Thế Âm, bậc đại sĩ cứu khổ cứu nạn linh cảm.
Kính lạy Trăm ngàn muôn ức đức Phật, hằng hà sa số đức Phật, những bậc toàn giác có vô lượng công đức.
Đức Phật dạy tôn giả A Nan rằng: Kinh này rất là cao cả, có thể cứu thoát ngục tù, có thể cứu chữa bịnh nặng, có thể cứu vớt trăm tai nạn ngàn khổ ách. Nếu có người đọc tụng kinh này được một ngàn lần thì bản thân lìa khổ nạn, đọc tụng được một muôn lần thì cả nhà lìa khổ nạn.
Quay về nương tựa sức oai thần của Phật, quay về nương tựa sức gia hộ của Phật, khiến cho mọi người không sinh tâm ác độc, làm cho mọi người và bản thân được Phật cứu độ. Quay về nương tựa bồ tát Hồi Quang, bồ tát Hồi Thiện, đại thiên vương A Nậu, bồ tát Chánh Thiện, các bậc tỳ kheo thanh tịnh, bố ma và phá ác, thì việc cửa quan được cởi bỏ, việc không chánh đáng được ngưng dứt. Cúi xin chư vị đại bồ tát, năm trăm vị la hán cứu hộ bản thân đệ tử (và thân nhân/ mọi người/ chúng sinh) thảy đều lìa khổ nạn.
Như xâu chuỗi anh lạc của bồ tát Quán Thế Âm tự nhiên phân rời ra, người nào siêng năng đọc tụng ngàn muôn lần (kinh này) thì các tai nạn tự nhiên được cởi bỏ, thoát khỏi.
Đại chúng nghe lời Phật dạy, tin tưởng, tiếp nhận và vâng làm, bồ tát Quan Thế Âm liền nói thần chú rằng: Kim bà kim bà đế, cầu ha cầu ha đế, đà ra ni đế, ni a ra đế, tỳ lê nễ đế, ma ha già đế, chân lăng càng đế, bồ đề tát bà ha.
Kính lạy Phật, kính lạy Pháp, kính lạy Tăng.
Nước Phật hữu duyên Phật, thật tướng của các pháp vốn là thường lạc ngã tịnh. Sáng niệm Quán Thế Âm, chiều niệm Quán Thế Âm, niệm niệm theo tâm khởi, niệm Phật chẳng rời tâm, thần thiên la, thần địa võng, người lìa nạn, nạn lìa người, tất cả tai ương hóa bụi trần.
Án a lỗ lặc kế ta bà ha. [81]
Quán Âm đại sĩ,
Xưa hiệu Viên thông.
Mười hai nguyện lớn thệ rộng sâu [82]
Biển khổ độ bờ mê
Cứu khổ tầm thanh
Không đâu chẳng hiện thân.
Nammô Quán Thế Âm bồ tát ma ha tát. (3 lần)
Đại chúng đồng niệm thần chú Giải kết:
Giải kết, giải kết, giải oan kết
Giải hết nhiều đời oan cùng nghiệp
Rửa tâm sạch niệm phát lòng thành
Đối trước Phật đài cầu giải kết.
Giải kết, giải kết, giải oan kết
Giải hết đời trước oan trái nghiệp
Trăm ngàn muôn kiếp giải oán thù
Vô lượng vô biên được giải thoát
Giải hết oan, diệt hết tội
Nguyện gặp đương lai Long Hoa hội
Long Hoa tam hội nguyện tương phùng
Vô thượng bồ đề chân bất thối.
Án, xỉ lâm, án, bộ lâm diệt
Kim tra, kim tra, tăng kim tra
Con nay vì người giải kim tra
Trọn chẳng cùng người kết kim tra
Án, cường trung cường, cát trung cát
Ma ha hội lý có qui luật
Hết thảy oan gia lìa thân con
Ma ha bát nhã ba la mật.
Nammô Giải Oan Kết Bồ tát ma ha tát. (3 lần) [83]
Thế Tôn đức tướng khó nghĩ bàn, có đủ sớ văn, kính nên tuyên đọc:
(Tuyên sớ xong, niệm Tâm kinh, đốt sớ, tán rằng:)
Quán Thế Âm
Kinh báu đã tụng xong
Một quyển thầm bày đối đàn tràng
Hiến cúng bồ tát bằng viên cung
Yết đế tôn sùng
Mau lẹ chớ ngừng công.
Nammô Đăng Vân Lộ bồ tát. (3 lần)
Nguyện đem công đức này
Hướng về khắp tất cả
Đệ tử và chúng sinh
Đều trọn thành Phật đạo.
(Đại chúng đứng dậy, rời chỗ ngồi.)
* * *

CHÚ THÍCH

[1] Mời tham khảo thêm bản dịch H.T Nhất Hạnh:
Trí tuệ hoằng thâm đại biện tài
Đoan cư ba thượng tuyệt trần ai
Tường quang thước phá thiên sinh bịnh
Cam lộ năng khuynh vạn kiếp tai
Thúy liễu phất khai kim thế giới
Hồng liên dũng xuất ngọc lâu đài
Ngã kim khể thủ phần huơng tán
Nguyện hướng nhân gian ứng hiện lai.
[2] Bản dịch H.T Huyền Quang.
[3] Bản dịch của H.T Nhất hạnh.
[4] Bảy nạn đó là lửa, nước, la sát, đâm chém đánh đập, tà ma quỷ quái, gông cùm, giặc cướp thù địch. Hai sự mong cầu trong kinh nói là cầu con trai và con gái, ở đây còn muốn nói đến sự mong cầu phước đức, trí tuệ và sự đoan chánh.
[5] Theo Kinh Dịch, vũ trụ bắt đầu bằng: Vô Cực sinh Thái Cực, Thái Cực sinh Lưỡng Nghi, Lưỡng Nghi sinh Tứ tượng, Tứ Tượng sinh Bát Quái, Bát Quái biến hóa ra vô cùng. Tức là: Từ Không thành Có, Từ Có sinh Âm Dương, Âm Dương sinh Bốn Hướng, Bốn Hướng Sinh Tám Phương, Tám Phương biến hóa vô tận. Vô Cực là hư vô, hư không, chân không, không có dưỡng khí, không có sự sống. Thái Cực là có dưỡng khí, có sự sống. Lưỡng Nghi là hai cực Âm, Dương. Tứ Tượng: 1. Thái Dương, Mặt Trời, 2. Thiếu Dương, Mây, 3. Thái Âm, Mặt Trăng, 4. Thiếu Âm, Sao. Bát Quái: 1. Càn = trời, tây bắc, 2. Đoài = đầm (hồ), tây, 3. Ly = hỏa (lửa), nam, 4. Chấn = sấm, đông, 5. Tốn = gió, đông nam, 6. Khảm = nước, bắc, 7. Cấn = núi, đông bắc, 8. Khôn = đất, tây nam. Khảm là nước nhưng là nước của con sông đang chảy. Cấn là núi yên tĩnh.
[6] Bài Thùy dương liễu do ngài Thiên Thai Trí Giả đại sư (538 – 597) cảm tác. Sau đây là đoạn văn trích trong sách Thâm Ý Qua Hình Tượng Phật, Bồ Tát của H.T Thanh Từ:
“Muốn diễn tả lòng từ bi cao cả của bồ tát Quán Thế Âm, tác giả dùng giọt nước nhành dương, thật là linh động biến ảo. Nước không cố định ở một hình thức nào, tùy duyên biến chuyển, có khi là thể lỏng, có khi là thể cứng, có lúc lại biến thành hơi. Nếu chúng ta chấp nước chỉ có ở thể lỏng, tức không hiểu được nước. Không phải chỉ ở một hình thức cố định, mà linh động tùy duyên. Đủ duyên cơ cảm thì bồ tát ứng hiện.
Nước khi đọng dưới hồ thu trong xanh in hiện bóng trăng, khi lóng trong khe đá làm nhà cửa loài rồng, lúc chảy ầm ầm thành suối gào thác đổ, thật không thể lường được diệu dụng của nước. Lòng từ bi của bồ tát cũng thế, mênh mông như bể cả bao hàm tất cả chúng sinh, tràn trề như ngọn triều lên mang hạnh phúc cho mọi loài thọ hưởng. Bất cứ nơi nào, chốn nào có cảm thì bồ tát đều ứng hiện. Sự ứng hiện tùy theo căn tánh chúng sinh, kẻ thấy bồ tát ở hình thức này, người cảm bồ tát nơi tướng trạng khác. Tựu trung, trong có cảm thông nhất định có linh ứng.
Chỉ một giọt nước (nhỏ mực) đọng dưới ngòi bút của hàng vua chúa cũng đủ làm cho muôn dân thấm nhuần ơn vũ lộ. Hoặc một giọt nước (giọt cam lồ) nằm trên đầu nhành dương liễu của bậc bồ tát cũng đủ giải thoát mọi loài chúng sinh. Lòng từ bi không phải chỉ có ở trong tâm bồ tát, trong tâm những kẻ tu hành, mà còn có ở trong lòng bậc đế vương, trong lòng kẻ có quyền thế. Cho nên, ai cũng có thể là bậc cứu khổ chúng sinh, miễn họ phát tâm từ bi. Từ bi không phải là gia bảo dành riêng cho các bậc tu hành, mà nó là của chung tất cả nhân loại. Dù ở hoàn cảnh nào, trường hợp nào, cũng có thể thực hiện từ bi được, nếu trong lòng chứa sẵn từ bi.
Qua những lời tán dương trên, chúng ta thấy lòng từ bi cao cả khôn lường. Chúng ta lễ tượng đức Quán Thế Âm luôn luôn phải ghi nhớ hai đức tánh căn bản của Ngài: nhẫn nhục và từ bi, để đem áp dụng vào bản thân chúng ta. Có thế, sự lễ bái mới thật là hữu ích và cần thiết vô cùng.”
[7] Thần chú Thánh Vô Lượng Thọ quyết định quang minh vương.
[8] Bảo triện (triện báu): là cách nói khác của việc xông hương, khi đốt hương khói bay tạo hình như chữ triện, nên có từ triện báu. Hoàng Đình Kiên đời Tống có bài từ Họa Đường Xuân: “Bảo triện yên tiêu long phượng, hoạ bình vân tỏa tiêu tương” (Triện báu khói bay rồng phụng, tranh vẽ mây phủ mưa sương). Trần Cơ đời Nguyên trong Ký Ngọc Sơn Thi chép: “Bảo triện phần hương lưu thụy áp, thải tiên hành mặc tả lai cầm” (Hương xông triện báu ru vịt ngủ, khung lụa thầm ghi nét chim về). Uông Đình Nột đời Minh trong Chủng Ngọc Ký Vinh Thọ chép: “Ái thốn thảo xuân huy, y tử tha chu mãn tất tiền. Phần bảo triện, tề khể thủ tam tinh, tạ thiên liên niệm” (Yêu sắc xuân cỏ dại, áo tím lê gối đỏ bên thềm. Đốt triện báu, chắp tay xá tam tinh, niệm tạ ơn trời). Lý Ngư đời Thanh trong Ngọc Tao Đầu Bễ Mỹ có lời rằng: “Yêm tự hội tụng chân kinh, phần bảo triện, bả phạm tâm tẩy, đãi lai sinh phụng trửu thao ky.” (Ta cùng hội tụng chân kinh, đốt triện báu, giữ sạch Phạm tâm, đợi đời sau cầm chổi hốt rác.)
[9] Bài này có trong Kiến Đàn Giải Uế Nghi của Thủy Lục Chư Khoa.
[10] Tứ vô ngại biện: Biện tài, tài hùng biện, có 4: thông suốt văn tự (pháp vô ngại), thông suốt nghĩa lý (nghĩa vô ngại), thông suốt sinh ngữ (từ vô ngại) và thông suốt trình bày hay trình bày vui vẻ (biện vô ngại = nhạo thuyết vô ngại).
[11] Trong bài phú Vịnh Vân Yên Tử, Trúc Lâm tam tổ Huyền Quang có câu: Quán thất bảo vẽ bao Bụt hiện/ Áo lục thù tiếng gió tiên phiêu/ Thầy tu trước đã lên Phật quả/ Tiểu tu sau còn vị tỳ kheo. Lục thù nặng nửa lạng. Áo lục thù hẳn là nhẹ lắm như áo tiên vậy. Có người cho áo lục thù là áo của chư thiên trên cõi trời Đâu Suất. Áo lục thù còn là áo mặc cho người chết trên có in chú Tỳ Lô Giá Na Quán Đảnh.
[12] Kinh Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Thế Âm Bồ Tát Quảng Ðại Viên Mãn Vô Ngại Ðại Bi Tâm Ðà La Ni có ghi: “Quán Thế Âm bồ tát lại bạch Phật: Bạch đức Thế tôn! Tôi nhớ vô lượng ức kiếp về trước, có Phật ra đời, hiệu là Thiên Quang Vương Tĩnh Trụ Như Lai, đức Phật ấy vì thương nghĩ đến tôi và tất cả chúng sinh nên nói ra môn Quảng Đại Viên Mãn Vô Ngại Đại Bi Tâm Đà Ra Ni, ngài lại dùng tay sắc vàng xoa nơi đầu tôi mà bảo: Thiện nam tử! Ông nên thọ trì tâm chú này và vì khắp tất cả chúng sinh trong cõi nước ở đời vị lai mà làm cho họ được sự an vui lớn. Lúc đó tôi mới ở ngôi sơ địa, vừa nghe xong thần chú này liền chứng vượt lên đệ bát địa.”
[13] Kinh Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Thế Âm Bồ Tát Quảng Ðại Viên Mãn Vô Ngại Ðại Bi Tâm Ðà La Ni có ghi: “Quán Thế Âm Bồ Tát, sức oai thần chẳng thể nghĩ bàn, trong vô lượng kiếp về quá khứ, đã từng thành Phật hiệu là Chánh Pháp Minh Như Lai. Do đại bi nguyện lực, vì muốn phát khởi hết thảy Bồ Tát, vì để an lạc thành thục các chúng sinh, nên hiện làm bồ tát.” Kinh Quán Âm Tam Muội cũng nói: Quán Âm thành Phật trước Như lai, tên là Chánh Pháp Minh Như lai, Như lai là đệ tử khổ hạnh của ngài.
[14] Cánh tay Mẫu đà la: Còn gọi là Cát tường thủ. Kinh Thủ Lăng Nghiêm ghi: “Khi ấy Đức Như lai ruỗi cánh tay kim sắc, ngón tay chỉ xuống, bảo A nan rằng: Thầy nay thấy tay Mẫu đà la của tôi là chánh hay là ngược?” Về tám muôn bốn ngàn tay, Kinh Thủ Lăng Nghiêm nói: “Tôi (bồ tát Quán Thế Âm) xoay tánh nghe để nghe tiếng mầu nhiệm của nội tâm. Tánh nghe này không chút nhiễm ô. Tôi ngăn dứt tất cả âm thanh đối tượng của nhĩ căn; bấy giờ tánh thấy, nghe, ngửi, nếm, xúc, biết của sáu căn còn là một tánh giác thanh tịnh có thể dùng thay thế cho nhau mà không ngăn ngại. Tôi còn có thể hiện ra nhiều hình tướng và nói vô số chân ngôn bí mật; từ 1 đầu, 3 đầu, 5 đầu, 7 đầu, 9 đầu, 11 đầu, 108 đầu, 1.000 đầu, 10.000 đầu cho đến 84.000 đầu. Tôi có thể hiện ra 2 tay, 4 tay, 6 tay, 12 tay, 14 tay, 16 tay, 18 tay, 20 tay, 24 tay, 108 tay rồi 1.000 tay, 10.000 tay cho đến 84.000 tay uyển chuyển. Tôi có thể hiện ra 3 mắt, 4 mắt, 9 mắt, 108 mắt, rồi 1.000 mắt, 10.000 mắt, cho đến 84.000 mắt thanh tịnh, hoặc từ, hoặc uy, hoặc định, hoặc tuệ cứu độ chúng sinh được đại tự tại.” Trong Bích Nham Lục, tắc 89, Vân Nham Đại Bi Tay Mắt có ghi: “Bồ tát Đại Bi có tám muôn bốn ngàn cánh tay Mẫu đà la. Đại Bi có lắm tay mắt, các ông lại có hay không? Bá Trượng nói: Tất cả ngữ ngôn văn tự thảy đều xoay về chính mình.”
[15] Tứ thập nhị tý Quán Âm: Kinh Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Thế Âm Bồ Tát Quảng Ðại Viên Mãn Vô Ngại Ðại Bi Tâm Ðà La Ni có ghi: “Quán Thế Âm Tự Tại bồ tát có ngàn mắt ngàn tay, mỗi tay đều tiêu biểu cho hạnh tùy thuận các sự mong cầu của chúng sinh. Đó cũng là do tâm đại bi của vị đại sĩ ấy hóa hiện.” Bốn mươi hai tay là: 1. tay cầm ngọc Như ý; 2. tay cầm sợi dây; 3. Tay cầm bát báu; 4. Tay cầm cây kiếm báu; 5. Tay cầm chày Kim cang tam cổ; 6. Tay cầm chày Kim cang độc cổ; 7. Tay Thí vô úy; 8. Tay cầm Nhật tinh; 9 tay cầm Nguyệt tinh; 10.Tay cầm cây cung báu; 11.Tay cầm mũi tên báu; 12.Tay cầm cành dương liễu; 13.Tay cầm cây phất trắng; 14.Tay cầm cái Hồ bình; 15.Tay cầm cái bang bài; 16.Tay cầm cây búa; 17.Tay cầm cái vòng ngọc; 18.Tay cầm hoa sen trắng; 19.Tay cầm hoa sen xanh; 20.Tay cầm cái gương báu; 21.Tay cầm hoa sen tím; 22.Tay cầm cái tráp đựng châu báu; 23.Tay cầm mây ngũ sắc; 24.Tay cầm bình quân trì; 25.Tay cầm hoa sen hồng; 26.Tay cầm cây kích báu; 27.Tay cầm vỏ ốc báu; 28.Tay cầm cây gậy đầu lâu; 29.Tay cầm tràng hạt; 30.Tay cầm cái linh báu; 31.Tay cầm cái ấn báu; 32.Tay cầm Câu thi thiết câu (cây kích ba chĩa); 33.Tay cầm cây tích trượng; 34. Hai tay chắp lại; 35.Tay nâng vị hóa Phật; 36.Tay hiện hóa cung điện; 37.Tay cầm quyển kinh báu; 38.Tay cầm bánh xe vàng bất thoái; 39.Tay nâng vị hóa Phật trên đỉnh đầu; 40.Tay cầm chùm bồ đào; 41.Tay tuôn dòng cam lộ; 42.Tay tổng nhiếp ngàn tay. Kính lạy thứ 313 đến kính lạy 351 là nói về 39 tay của bồ tát Quán Thế Âm, thiếu 3 tay là tay cầm bảo tráp, tay tuôn cam lộ và tay tổng nhiếp ngàn tay.
[16] Chuẩn Đề Quán Âm (Cundi), còn gọi là Chuẩn Đề Phật mẫu, Thất câu chi Phật mẫu, là một trong 6 hình tượng Quán Âm. Trong mạn đà la Thai tạng giới, tôn tượng này được thờ ở tận cùng bên trái của viện Biến tri. Theo kinh Thất câu chi Phật mẫu sở thuyết Chuẩn Đề đà la ni, hình tượng ngài thân màu trắng vàng, ngồi kiết già trên hoa sen, thân tỏa hào quang tròn, mặc lụa trắng mỏng, có thiên y, chuỗi anh lạc, dây thần thông, đầu đội mũ, trên mặt có 3 mắt, 18 cánh tay đều đeo vòng xuyến, 2 tay trên cùng bắt ấn thuyết pháp. Các tay bên phải là: thí vô úy, cầm kiếm, cầm tràng báu, cầm trái câu duyên, cầm búa, cầm móc, cầm chày kim cang, cầm xâu chuỗi. Các tay bên trái là: cầm cờ báu như ý, cầm hoa sen hồng nở, cầm cái bình, cầm dây lụa, cầm bánh xe pháp, cầm vỏ ốc, cầm hồ bình, cầm hòm kinh Bát nhã chữ Phạn. Ngoài ra có tượng 2 tay, 4 tay, 6 tay, 14 tay … cho đến 84 tay, mật hiệu là Tối Thắng kim cang
[17] Tứ tý Quán Âm: một trong các vị bản tôn của mật tông thuộc Phật giáo Tây Tạng. Về hình tướng, tôn vị này có 4 đầu: màu hồng, trắng, lam và màu tro, có 4 tay, 2 chân, thân màu lam, chân đạp trên mình người nam nằm ngữa. Tôn vị này được thờ trong viện Thời Luân và viện Hoan Hỷ Kim Cang.
[18] Xem Thiên Chuyển Đà La Ni Quán Thế Âm Bồ Tát Chú (ĐTK 1035, sa môn Trí Thông ở chùa Tổng Trì, nước Đại Đường dịch). Tụng chú Thiên Chuyển thì “ trong lúc nằm ngủ, mộng thấy Đức Quán Âm với các thứ trang nghiêm, thì thành tựu tất cả việc lành, tiêu diệt tất cả nghiệp ác, truyền thẳng đến người đọc tụng cũng được diệt tội.” Thiên chuyển là một ngàn vị Chuyển luân thánh vương.
[19] Thập Nhị Diện Quán Âm: Trong kinh điển và các nghi quỹ không có nói đến hình tượng Quán Âm 12 mặt, và không có trong các hóa thân của đại sĩ được biết đến. Phật Tổ lịch đại thông tải, quyển 9 có nói: “Lương Vũ Đế lịnh cho chúng tăng miêu tả hình tượng ngài Chí Công; ngài Chí Công chỉ vào mặt mình rồi phân thành 12 mặt diệu tướng của đức Quán Âm.” Sách Sơn cốc ngoại tập, quyển 14 ghi: “Thập Nhị Diện Quán Âm không có khuôn mặt chánh. Ghi chú: đại sư Tăng Ca (người Tây Vực) đi đến Lâm Hoài, từng nằm nghỉ ở nhà của bà Hạ Bạt, hiện hình tướng Quán Âm 12 mặt, cả nhà rất vui mừng, bèn quy y, bỏ nhà mà kiến lập ngôi chùa. Xem Tống cao tăng truyện.”
[20] Tượng bồ tát Quán Thế Âm có 11 mặt: 9 mặt của 9 vị Bồ Tát, 1 của 1 vị Phật và 1 là mặt của đức Phật A Di Đà. Cứ mỗi ba mặt tượng trưng là ba đặc tính: từ bi với chúng sinh khổ nạn, quyết tâm đối trị cái xấu, hoan hỷ với cái tốt. Theo một quan điểm khác thì 11 mặt biểu tượng cho Thập Địa và Phật quả.
[21] Bồ tát Chánh Thú được xem như hóa thân của bồ tát Quán Thế Âm. Kinh Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm, phẩm Nhập Pháp Giới thứ 39: Thiện Tài đồng tử tham vấn bồ tát Quán Tự Tại, được bồ tát chỉ dạy pháp môn Đại bi hạnh: ” Lúc đó Thiện Tài đồng tử đảnh lễ chân Quán Tự Tại Bồ Tát, hữu nhiễu vô số vòng, chắp tay cung kính thưa rằng: Bạch đức Thánh! Tôi đã phát tâm Vô thượng bồ đề mà chưa biết bồ tát thế nào học bồ tát hạnh, thế nào tu bồ tát đạo? Tôi nghe đức Thánh khéo dạy bảo, xin chỉ dạy cho! Bồ Tát nói: Lành thay! Lành thay! Này thiện nam tử ! Người đã có thể phát tâm Vô Thượng Bồ Đề. Này thiện nam tử! Ta đã thành tựu bồ tát Đại bi hạnh giải thoát môn. Này thiện nam tử! Ta dùng môn bồ tát Đại bi hạnh này bình đẳng giáo hóa tất cả chúng sinh tiếp nối chẳng dứt. Này thiện nam tử! Ta trụ nơi môn Đại bi hạnh này thường ở chỗ tất cả chư Phật, hiện khắp trước tất cả chúng sinh. Hoặc dùng bố thí, hoặc dùng ái ngữ, lợi hành, đồng sự để nhiếp thủ chúng sinh. Hoặc hiện sắc thân nhiếp thủ chúng sinh. Hoặc hiện những sắc bất tư nghì quang minh thanh tịnh để nhiếp thủ chúng sinh. Hoặc dùng âm thanh, hoặc dùng oai nghi, hoặc vì họ thuyết pháp, hoặc hiện thần biến, làm cho tâm họ tỏ ngộ mà được thành thục. Hoặc vì họ mà hiện thân đồng loại cùng họ ở chung mà thành thục họ. Này thiện nam tử! Ta tu hành môn Đại bi hạnh này , nguyện thường cứu hộ tất cả chúng sinh, nguyện tất cả chúng sinh khỏi sợ con đường hiểm, khỏi sợ nhiệt não, khỏi sợ mê hoặc, khỏi sợ trói buộc, khỏi sợ sát hại, khỏi sợ nghèo cùng, khỏi sợ chẳng sống, khỏi sợ tiếng xấu, khỏi sợ sự chết, khỏi sợ đại chúng, khỏi sợ ác thú, khỏi sợ tối tăm, khỏi sợ dời đổi, khỏi sợ ái biệt ly, khỏi sợ oán thù gặp, khỏi sợ thân bức bách, khỏi sợ lo buồn. Ta lại phát nguyện: Nguyện tất cả chúng sinh hoặc nhớ đến ta, hoặc xưng tên ta, hoặc thấy thân ta đều được khỏi tất cả sự bố úy. Này thiện nam tử! Ta dùng phương tiện này làm cho chúng sinh khỏi sự bố úy, lại dạy họ phát tâm Vô Thượng Bồ Đề trọn chẵng thối chuyển. Này thiện nam tử! Ta chỉ đuợc môn bồ tát Đại bi hạnh này.” Sau đó Thiện Tài đồng tử gặp bồ tát Chánh Thú đến pháp hội, nhân đó bồ tát Quán Tự Tại chỉ cho Thiện Tài cách hỏi bồ tát Chánh Thú: Thế nào học bồ tát hạnh, thế nào tu bồ tát đạo? Bồ tát Chánh Thú chỉ dạy pháp môn giải thoát tên là “phổ môn tốc tật hành”. (Kinh Hoa Nghiêm, Hán dịch ngài Thật Xoa Nan Đà, Việt dịch H.T Thích Trí Tịnh)
[22] Tỳ câu chi (Bhrkuti) cũng viết là Tỳ câu tri, là một trong 37 tôn vị của viện Quán Âm thuộc Thai tạng giới, gọi là Tỳ câu chi bồ tát, hoặc gọi là Tỳ câu chi Quán Âm, hoặc gọi là Tỳ câu chi thiên nữ (một trong 8 đại Quán Âm). Tỳ câu chi dịch ý là cau mày, nghĩa là vị thiên nữ xuất sinh từ nếp nhăn trên trán của bồ tát Quán Âm. Lại dịch là mắt giận dữ, vì vị thiên nữ hiện hình tướng phẫn nộ với 4 tay, 3 mắt. Đại Nhật kinh sớ viết: “Bên trái thánh giả tên Tỳ câu chi, thân hình có 4 tay: một tay bên phải cầm xâu chuỗi có tua rủ, tay nữa bắt ấn Thí nguyện, một tay bên trái cầm hoa sen, tay nữa cầm bình quân trì; mặt có 3 con mắt, như hình tượng Ma Hê Thủ La, đầu đội mão phát quan, như mão phát quan của đức Tỳ Lô Giá Na.” Cũng theo Đại Nhật kinh sớ ghi: “Trong đại hội của Phật, bấy giờ chư vị Kim Cang hiện tướng trạng hàng phục rất đáng sợ, như thể không còn ai có thể hàng phục được chư vị. Lúc đó từ trong trán nhăn của Quán Âm hiện ra bồ tát (Tỳ câu chi). Vị bồ tát này hiện thân với tướng trạng rất phẫn nộ, khi ấy chư vị Kim Cang đều sinh lòng sợ hãi, thể nhập Kim cang tạng thân. Bấy giờ bồ tát Tỳ câu chi tiến đến trước mặt vị Chấp kim cang tạng, thì vị ấy cũng rất sợ hãi, rồi đi đến dưới tòa ngồi của đức Phật mà thưa rằng: Xin đức Phật gia hộ cho con. Lúc bấy giờ đức Phật bảo vị Tỳ câu chi rằng: thiên nữ hãy đứng yên. Vị Tỳ câu chi liền đứng yên. Đứng yên xong, thưa với Phật rằng: Những gì đức Phật dạy bảo con đều vâng làm.”
[23] Mã Đầu Quán Âm (Hayagrīva): Dịch âm tiếng Phạn là A gia yết rị bà hay Ha gia yết rị bà, còn gọi là Mã Đầu Đại sĩ, Mã Đầu Minh vương. Chỉ cho Phẫn Nộ Trì Minh vương, thuộc Liên hoa bộ trong 3 bộ Minh vương, ngự ở ngôi thứ 7, hàng thứ nhất trong viện Quán Âm, Thai tạng giới, một trong 8 vị đại Minh vương, mật hiệu là Hám Thực kim cang, Tấn Tốc kim cang. Tôn vị này là một trong những hóa thân của đức Quán Tự Tại, hiện tướng giận dữ, trên đảnh có đầu ngựa, hoặc 1 mặt 8 tay, 3 mặt 8 tay, hoặc 4 mặt 8 tay, 3 mặt 2 tay. Vị Minh vương này là giáo chủ của súc sinh đạo được phối hợp với Sư Tử Vô Úy Quán Âm, được nói trong Ma Ha Chỉ Quán. Vì lấy từ bi làm trọng cho nên tôn vị này phá trừ các ma chướng, chiếu phá sự tối tăm của chúng sinh bằng vầng mặt trời đại oai đức, tận diệt các phiền não vô minh của chúng sinh. Trong Bát Tự Văn Thù Nghi Quỹ có nói: “Vẽ một vị Mã Đầu Minh vương có ba mặt, sáu cánh tay đều cầm khí trượng: bên trái, một tay cầm hoa sen, một tay cầm bình, một tay nắm lại để ở tim; bên phải, tay trên cầm búa, một tay cầm chuỗi hột, một tay cầm dây tơ. Ngài ngồi trên tòa luân vương trên hoa sen, tướng rất giận dữ, ở trong tư thế rất ác, rất dữ tợn.”
[24] Ha Gia Yết Lị Bà tượng pháp (ĐTK 1073) có ghi: Dùng tâm chú Ha gia yết lị bà, chú nguyện 21 biến xong, đưa cho người bịnh, người ấy hướng lên hư không rồi uống thì hết thảy loại trùng độc có trong bụng đều được nôn ra.
[25] Pháp tịnh: là làm sạch các pháp, là không sinh tâm chấp trước đối với tất cả pháp. Kinh Vô Lượng Môn Phá Ma Đà La Ni (ĐTK 1014) nói pháp tịnh là một trong 4 diệu hạnh thanh tịnh của bồ tát, đó là: chúng sinh tịnh, pháp tịnh, biện tịnh và Phật độ tịnh.
[26] Diệp Y Quán Âm (Parn’savari): vị bồ tát đắp y bằng lá sen, là một biến hóa thân thứ 32 trong 33 thân. Trong Thai tạng giới mạn đà la, Diệp Y Quán Âm có vị trí trong viện Quán Âm, mật hiệu là Dị Hạnh kim cang, toàn thân màu thịt, tay trái cầm sợi dây, tay phải cầm cây gậy, gối phải co lại dựng thẳng đứng, ngồi trên hoa sen đỏ. Nếu thờ bồ tát Diệp Y làm bổn tôn thì tụng kinh Diệp Y Quán Tự Tại bồ tát, có thể tiêu trừ bịnh dịch, đói khát, tai họa giặc cướp đao binh, lũ lụt, hạn hán v.v… gọi là Diệp y pháp. Nếu dùng pháp tu này để cầu cho quốc vương, đại thần được sống lâu không bịnh gọi là Diệp y trấn, còn để giữ cho nhà cửa yên ổn thì gọi là Trấn trạch pháp.
[27] Tiêu phục độc hại: Là chỉ cho đà la ni Phá ác nghiệp chướng tiêu phục độc hại: “Đa điệt tha, đà hô nị, mô hô nị, diêm bà nị, đam bà nị, a bà hê, mô hô nị, an trà lê, bàn trà lê, thâu bệ đế, bàn trà ra, bà tư nị, hưu, hưu, lâu, lâu, an trà lê, đâu, đâu, lâu, lâu, bàn trà lê, chu chu, lâu lâu, nị bàn trà lê, đậu đậu, phú phú, bàn trà ra, bà tư nị thẩn trì, chẩn trì, nị chẩn trì, tát bà a bà da yết đa, tát bà niết bà bà đà già, a bà da, ty ly đà, bế điện, sa ha”. Đà la ni này xuất từ Thỉnh Quán Thế Âm Bồ Tát Tiêu Phục Độc Hại Đà La Ni Kinh (ĐTK 1043, Đông Tấn, Thiên Trúc cư sĩ Trúc Nan Đề dịch). Kinh kể rằng, vào thời Phật, nhân dân nước Tỳ Xá Ly mắc bịnh quái ác do dạ xoa gây ra, không ai cứu chữa được. Bấy giờ có trưởng giả Nguyệt Cái đi đến chỗ Phật, thỉnh Phật cứu giúp nhân dân Tỳ Xá Ly. Đức Phật dạy đốt hương, rải hoa cúng dường, nhất tâm mười niệm, hướng về Tây phương thỉnh đức Phật A Di Đà và hai vị bồ tát Quán Thế Âm, Đại Thế Chí xót thương cứu hộ, xướng lời rằng: Nam mô Phật, nam mô Pháp, nam mô Tăng, nam mô Quán Thế Âm bồ tát ma ha tát, đại bi, đại danh xưng, cứu hộ khổ ách. Dân chúng Tỳ Xá Ly làm theo lời Phật thì được lành bịnh. Đức Phật lại thỉnh bồ tát Quán Thế Âm nói thêm chú Tiêu phục độc hại. Đức Phật dạy tôn giả A Nan: Thần chú này tên là Ban Cho Hết Thảy Chúng Sinh Thuốc Cam Lộ Mầu Nhiệm, không sợ hãi bịnh tật, không sợ chết ngang trái, không sợ bị trói buộc bởi các nỗi sợ hãi thuộc ba độc tham dục, giận dữ, ngu si. Vì vậy, thế giới Ta Bà này đều gọi Quán Thế Âm bồ tát là bậc Thí vô úy.
[28] Như Ý Luân (Cintamanicakra) Quán Thế Âm là một trong 6 vị Quán Âm, ngài cầm bảo châu Như ý và Pháp luân, vì rộng độ tất cả khổ não của chúng sinh, thành tựu những nguyện cầu của chúng sinh. Như ý bảo châu chỉ cho trân bảo thế gian và của báu thật tướng xuất thế gian. Hai thứ của báu này có khả năng làm cho chúng sinh sinh ra phước đức. Pháp luân nghĩa là chuyển pháp luân, có năng lực làm cho chúng sinh sinh ra trí đức. Tượng bồ tát này được đặt trong viện Quán Âm thuộc Thai tạng giới, mật hiệu là Trì Bảo kim cang. Hình tam muội da là Như ý bảo châu. Hình tượng vị bồ tát này có 2 tay, 4 tay, 6 tay, 8 tay, 10 tay, 12 tay … khác nhau. Trong đó tượng Như Ý Luân Quán Âm có 2 tay là tượng Phật có trước Mật giáo và tượng Như Ý Luân Quán Âm 6 tay được nhiều người thờ phụng.
[29] Kính lạy thứ 26 đến kính lạy 41 là nói sự trọng yếu mà ngài phải nói ra chú Đại bi: “Đức Phật bảo Tổng Trì Vương Bồ Tát: Thiện nam tử! Các ông nên biết trong pháp hội này, có vị bồ tát ma ha tát, tên là Quán Thế Âm Tự Tại, từ vô lượng kiếp đến nay đã thành tựu tâm đại từ bi, lại khéo tu tập vô lượng Đà la ni môn. Vị bồ tát ấy vì muốn làm cho chúng sinh được lợi ích an vui, nên mới mật phóng sức thần thông như thế. Đức Như Lai vừa nói lời ấy xong, Quán Thế Âm bồ tát liền từ chỗ ngồi đứng dậy, sửa y phục nghiêm chỉnh, chắp tay hướng về Phật mà thưa rằng: Bạch đức Thế Tôn, tôi có chú Đại bi tâm đà ra ni, nay xin nói ra, vì muốn cho chúng sinh được an vui, được trừ tất cả bịnh, được sống lâu, được giàu có, được diệt tất cả nghiệp ác tội nặng, được xa lìa chướng nạn, được thành tựu tất cả thiện căn, được tiêu tan tất cả sự sợ hãi, được mau đầy đủ tất cả những chỗ mong cầu. Cúi xin Thế Tôn từ bi doãn hứa. Đức Phật bảo: Thiện nam tử! Ông có tâm đại từ bi, muốn nói thần chú để làm lợi ích an vui cho tất cả chúng sinh. Hôm nay chính là lúc hợp thời, vậy ông nên mau nói ra, Như Lai tùy hỉ chư Phật cũng thế.” (kinh Thiên thủ thiên nhãn Quán Thế Âm bồ tát Quảng đại viên mãn đại bi tâm đà la ni, H.T Thích Thiền Tâm dịch)
[30] Kinh Quán Thế Âm Bồ Tát Bí Mật Tạng Như Ý Luân Đà La Ni Thần Chú (ĐTK 1082) ghi: “Một thời đức Phật trú ở núi Già Lất Tư cùng với chúng bồ tát câu hội. Bấy giờ Quán Thế Âm bồ tát ma ha tát liền từ chỗ ngồi đứng dậy, sửa y phục, quì gối chắp tay thưa với đức Phật rằng: Thế Tôn, con có pháp đại đà la ni tên là Ma ha Ba đầu ma Chiên đàn Ma ni Tâm luân, có thể làm cho tất cả việc mong cầu đều được thành tựu.” Ba đầu ma là hoa sen hồng. Chiên đàn (candana): một loại cây, gỗ rất thơm, còn gọi là gỗ đàn hương, mọc trên núi Malaya, miền Nam Ấn Độ, có thân giống đầu trâu, nên còn gọi là ngưu đầu chiên đàn. Ma ni là ngọc Ma ni như ý. Luân là bánh xe chuyển pháp luân. Thần chú Ma ha Ba đầu ma Chiên đàn Ma ni Tâm luân là: “Na mô hạt la đát na đát la dạ da, na mô a lị da, bà lộ cát đế nhiếp phạt la da, bồ đề tát đỏa phả da , ma ha tát đỏa phả da, ma ha ca lô ni ca da, đát điệt tha, án, chiết ca la phạt để chiên đàn ma ni, ma ha bát đầu mê, lỗ lỗ để sắt xá, già phạt la a hạt la, xá minh phán sa bà ha. Án, bát đầu mê, chiên đàn ma ni, ma ha giả phạt la hồng. Án, phạt la đá, bát đầu mê, hồng.” Kinh Quán Thế Âm Bồ Tát Bí Mật Tạng Như Ý Luân Đà La Ni Thần Chú do ngài Thật Xoa Nan Đà dịch vào đời Đường. Các bản dịch khác tương đương gồm có: Như Ý Luân Đà La Ni Kinh (ĐTK 1080, phẩm 1 và 2, đời Đường, Bồ Đề Lưu Chí dịch), Phật Thuyết Quán Tự Tại Bồ Tát Như Ý Tâm Đà La Ni Chú Kinh (ĐTK 1081, đời Đường, Nghĩa Tịnh dịch), Quán Thế Âm Bồ Tát Như Ý Ma Ni Đà La Ni Kinh (ĐTK 1083, nửa phần trước, đời Đường, Bảo Tư Duy dịch).
[31] Kính lạy thứ 42 đến kính lạy thứ 67 là nói năng lực của thần chú Ma ha Ba đầu ma Chiên đàn Ma ni Tâm luân. Kinh Quán Thế Âm Bồ Tát Bí Mật Tạng Như Ý Luân Đà La Ni Thần Chú có ghi: Bấy giờ đức Thế tôn lại bảo bồ tát Quán Thế Âm rằng: Thiện nam tử, ông vì các chúng sinh mà nói pháp đà la ni Đại Thần Thông Vương. Khi ấy, bồ tát Quán Thế Âm bạch với đức Phật rằng: Nếu có người thiện nam, người thiện nữ, tỳ kheo, tỳ kheo ni, ưu bà tắc, ưu bà di, đồng nam, đồng nữ ở trong đời sống này muốn cầu quả báo hiện tại thì nên trong ngày đêm nhất tâm tinh cần không quên đà la ni này, cũng chẳng cần lựa chọn ngày giờ, tịnh hay bất tịnh, chỉ cần tụng chú xong liền có hiệu nghiệm. Nếu có sự mong cầu, nên tụng 108 biến thì trăm, ngàn việc được thành tựu. Không có thần chú nào khác bì với đà la ni Như ý luân vương này. Vì sao? Vì những nghiệp ác, chướng nặng của quá khứ và hiện tại thảy đều phá hoại được. Nếu có thể tụng đà la ni này thì tội đáng bị đọa vào địa ngục A tỳ liền được giải thoát. Những tội nặng như ngũ nghịch cũng được diệt trừ huống chi là những nghiệp ác khác. Và các ách nạn, tất cả bịnh tật như bịnh sốt trong một ngày, hai ngày, ba ngày, bốn ngày, lên cơn ban ngày hay ban đêm, hoặc bị trúng gió, mắc bịnh vàng da, bịnh ho đờm v.v… nếu tụng chú này thảy đều lành bịnh. Nếu bị trúng độc, bùa chú, trù ếm, mụn nhọt, cùi hủi, ghẻ ngứa, điên cuồng, đau đầu, đau tai, đau mũi, đau môi, đau lưỡi, đau răng nướu, đau cổ họng, đau miệng mặt, đau đầu não, đau ngực sườn, đau tim, đau bụng, đau eo lưng, đau tay chân, đau toàn thân v.v… thảy đều được khỏi bịnh. Nói tóm là trong thân có bịnh gì cũng chữa trị được. Tụng chú này thì các loài dạ xoa, la sát, tỳ na dạ ca, ác ma, quỷ thần không thể làm hại; cũng chẳng bị hại vì đao binh, nước lửa, gió bão, mưa đá, oan gia, trộm cướp, bạo chúa, giặc ác; cũng chẳng bị chết ngang trái, bị ác mộng, không bị hại vì các giống độc như rắn rít, bò cạp, thằn lằn, nhền nhện và các thú dữ như sư tử, cọp, sói. Quân trận chiến đấu thảy đều thắng lợi. Nếu có việc quan, tranh tụng đều hòa giải được. Nếu tụng đà la ni này một biến thì những việc kể trên đều được toại ý. Nếu ngày ngày tụng đà la ni này 108 biến thì thấy bồ tát Quán Thế Âm đến dạy rằng: Thiện nam tử, ông chớ có sợ hãi, muốn cầu nguyện điều gì, ta sẽ ban cho ngươi tất cả. Đức Phật A Di Đà tự hiện thân tướng, thấy sự trang nghiêm nơi thế giới Cực lạc giống như trong kinh đã nói. Cũng nhìn thấy các chúng bồ tát ở thế giới Cực lạc, cũng thấy chư Phật ở trong mười phương, cũng thấy nơi cư ngụ của bồ tát Quán Thế Âm là núi Bổ đát la. Người trì tụng liền được tự thân thanh tịnh, thường được các vua chúa, công khanh, tể tướng cung kính cúng dường, mọi người đều yêu kính. Chỗ thọ sinh chẳng phải ở trong thai mẹ mà là sinh trên hoa sen vi diệu trang nghiêm. Sinh ra nơi nào cũng thường được túc mạng thông. Bắt đầu từ ngày nay cho đến lúc thành Phật rốt ráo chẳng bị đọa vào đường ác, thường sinh trước Phật.
[32] Ba tai nạn có phân ra lớn và nhỏ. Ba tai nạn lớn là tai nạn lửa, tai nạn nước và tai nạn gió, vào thời kì thế giới sắp hoại diệt. Ba tai nạn nhỏ là tai nạn mất mùa, tai nạn tật dịch và tai nạn đao binh, xảy ra trong mỗi tiểu kiếp của trung kiếp Trụ. Chín thứ hoạnh tử thì trong kinh Dược Sư có ghi: “Ông A Nan hỏi: Chín thứ hoạnh tử là những thứ chi? Cứu Thoát Bồ tát trả lời: Một là nếu có chúng hữu tình nào bị bịnh tuy nhẹ, nhưng không thầy, không thuốc,không người săn sóc, hay giá có gặp thầy lại cho uống lầm thuốc, nên bịnh không đáng chết mà lại chết ngang. Lại đang lúc bịnh mà tin theo những thuyết họa phước vu vơ của bọn tà ma ngoại đạo, yêu nghiệt trong đời, sinh lòng rúng sợ không còn tự chủ đối với sự chân chánh, đi bói khoa để tìm hỏi mối họa rồi giết hại loài vật để tấu với thần minh, vái van cùng vọng lượng để cầu xin ban phước, mong được sống lâu, nhưng rốt cuộc không thể nào được. Bởi si mê lầm lạc, tin theo tà kiến điên đảo nên bị hoạnh tử, đọa vào địa ngục đời đời không ra khỏi. Hai là bị phép vua tru lục, ba là sa đắm sự chơi bời, săn bắn, đam mê tửu sắc, buông lung vô độ, bị loài quỉ đoạt mất tinh khí, bốn là bị chết thiêu, năm là bị chết đắm, sáu là bị các thú dữ ăn thịt; bảy là bị sa từ trên núi cao xuống; tám là bị đè chết vì thuốc độc, êm đối, rủa nộp, trù ẻo và bị quỉ tủ thi làm hại; chín là bị đói khát khốn khổ mà chết. Ðó là chín thứ hoạnh tử của Như Lai nói. Còn những thứ hoạnh tử khác nhiều vô lượng không thể nói hết được.”
[33] Kính lạy thứ 68 đến kính lạy thứ 75 là nói biểu tượng của chú Đai bi. Kinh Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Thế Âm Bồ Tát Quảng Ðại Viên Mãn Vô Ngại Ðại Bi Tâm Ðà La Ni có ghi: “Khi ấy Đại Phạm thiên vương từ chỗ ngồi đứng dậy, sửa y phục nghiêm chỉnh, chắp tay cung kính bạch vớI đức Quán Thế Âm bồ tát rằng: Lành thay đại sĩ! Từ trước đến nay, tôi đã trải qua vô lượng phật hội, nghe nhiều pháp yếu, nhiều môn đà ra ni, song chưa từng nghe nói chương cú thần diệu Vô Ngại Đại Bi Tâm Đà Ra Ni này. Cúi xin đại sĩ vì tôi, nói hình trạng tướng mạo của đà ra ni ấy. Tôi và đại chúng đều ưa thích muốn nghe. Quán Thế Âm bồ tát bảo Phạm vương: Ông vì phương tiện lợI ích cho tất cả chúng sinh, nên hỏi như thế, nay ông khéo nghe, tôi sẽ vì ông mà nói lược qua. Này Phạm vương! Những tâm đại từ bi, tâm bình đẳng, tâm vô vi, tâm chẳng nhiễm trước, tâm không quán, tâm cung kính, tâm khiêm nhường, tâm không tạp loạn, tâm không chấp giữ, tâm vô thượng bồ đề, nên biết các thứ tâm này đều là tướng mạo của môn đà ra ni này. Vậy, ông nên y theo đó mà tu hành.”
[34] Kính lạy thứ 76 đến kính lạy thứ 85: Kinh Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Thế Âm Bồ Tát Quảng Ðại Viên Mãn Vô Ngại Ðại Bi Tâm Ðà La Ni có ghi: “Nếu kẻ thiện nam, thiện nữ nào tụng trì thần chú này, phải phát tâm bồ đề rộng lớn, thề độ tất cả muôn loài, giữ gìn trai giới, đối với chúng sinh khởi lòng bình đẳng, và thường nên trì tụng chớ cho gián đoạn. Lại nên ở nơi tịnh thất, tắm gội sạch sẽ, mặc y phục sạch, treo phan, đốt đèn, dùng hương hoa, cùng các thứ ăn uống để cúng dường, buộc tâm một chỗ, chớ nghĩ chi khác, y như pháp mà tụng trì. Lúc ấy, sẽ có Nhật Quang bồ tát, Nguyệt Quang bồ tát cùng vô lượng thần tiên đến chứng minh, giúp thêm sự hiệu nghiệm. Bấy giờ ta cũng dùng ngàn mắt chiếu soi, ngàn tay nâng đỡ, khiến cho kẻ ấy từ đó về sau có thể hiểu suốt tất cả sách vở thế gian, thông đạt các điển tịch Vi Đà và tất cả pháp thuật ngoại đạo. Chúng sinh nào tụng trì thần chú này, có thể trị lành tám muôn bốn ngàn thứ bịnh ở thế gian, hàng phục các thiên ma, ngoại đạo, sai khiến được tất cả quỷ thần. Những kẻ tụng kinh tọa thiền ở nơi non sâu, đồng vắng, bị sơn tinh, tạp mị, các quỉ vọng lượng làm não loạn phá hoại, khiến cho tâm không an định, chỉ cần tụng chú này một biến, các quỉ thần ấy thảy đều bị trói. Nếu hành giả có thể tụng trì đúng pháp, khởi lòng thương xót tất cả chúng sinh, lúc ấy ta sẽ sắc cho tất cả thiện thần, Long vương, Kim cang mật tích thường theo ủng hộ, không rời bên mình, như giữ gìn tròng con mắt hoặc thân mạng của chính họ”.
[35] Sơn tinh: yêu tinh ở núi lâu năm. Ly, mị, võng, lượng: bốn loài tiểu quỉ xuất sinh từ gỗ đá, sống ở đầm, núi. Kinh Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Thế Âm Bồ Tát Quảng Ðại Viên Mãn Vô Ngại Ðại Bi Tâm Ðà La Ni ghi: “Nếu ở chốn sơn dã tụng kinh tọa thiền mà có các sơn tinh, tạp mị, vọng lượng, quỷ thần hoành hành não loạn làm cho tâm không được an định, tụng chú (đại bi) này một biến thì các quỷ thần đó đều bị trói lại hết.”
[36] Kính lạy thứ 86 đến kính lạy thứ 96 là tán thán công đức người trì tụng chú Đại bi: “Người nào trì tụng đà ra ni này nên biết người ấy chính là tạng Phật thân, vì 99 ức hằng hà sa chư Phật đều yêu quý. Nên biết người ấy chính là tạng quang minh, vì ánh sáng của tất cả Như Lai đều chiếu đến nơi mình. Nên biết người ấy chính là tạng từ bi, vì thường dùng đà ra ni cứu độ chúng sinh. Nên biết người ấy chính là tạng diệu pháp, vì nhiếp hết tất cả các môn các môn đà ra ni. Nên biết người ấy chính là tạng thiền định vì trăm ngàn tam muội thảy đều hiện tiền. Nên biết người ấy chính là tạng hư không, vì hằng dùng không huệ quán sát chúng sinh. Nên biết người ấy chính là tạng vô úy vì thiên, long, thiện thần thường theo hộ trì. Nên biết người ấy chính là tạng diệu ngữ vì tiếng đà ra ni trong miệng tuôn ra bất tuyệt. Nên biết người ấy chính là tạng thường trụ vì tam tai, ác kiếp không thể làm hại. Nên biết người ấy chính là tạng giải thoát vì thiên ma ngoại đạo không thể bức hại. Nên biết người ấy chính là tạng Dược vương vì thường dùng đà ra ni trị bịnh chúng sinh. Nên biết người ấy chính là tạng thần thông vì được tự tại dạo chơi nơi mười phương cõi Phật. Công đức người ấy khen ngợi không thể cùng!”
[37] “Ngài A Nan lại bạch Phật rằng: Bạch đức Thế Tôn! Chú này tên gọi là chi? Con nên thọ trì như thế nào? Đức Phật bảo: Thần chú này có những tên như sau: 1. Quảng đại viên mãn đà ra ni, 2. Vô ngại đại bi đà ra ni, 3. Cứu khổ đà ra ni, 4.Diên thọ đà ra ni, 5. Diệt ác thú đà ra ni, 6. Phá ác nghiệp chướng đà ra ni, 7. Mãn nguyện đà ra ni, 8. Tùy tâm tự tại đà ra ni, 9. Tốc siêu thánh địa đà ra ni. Ông nên y như thế mà thọ trì.” (Kinh Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Thế Âm Bồ Tát Quảng Ðại Viên Mãn Vô Ngại Ðại Bi Tâm Ðà La Ni)
[38] Kinh Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Thế Âm Bồ Tát Quảng Ðại Viên Mãn Vô Ngại Ðại Bi Tâm Ðà La Ni có ghi: “Ngài A Nan lại bạch Phật: Bạch đức Thế Tôn! Vị bồ tát ma ha tát, bộ chủ của thần chú này, tôn hiệu là chi, mà khéo nói môn đà ra ni như thế? Đức Phật bảo: Vị Bồ Tát ấy hiệu là Quán Thế Âm Tự Tại, cũng tên là Nhiên Sách, cũng gọi là Thiên Quang Nhãn.”
[39] Kinh Thiên Quang Nhãn Quán Tự Tại Bồ Tát Bí Mật Pháp (ĐTK 1065, sa môn Tô Phược La dịch) ghi: “Đức Thế Tôn dung Phạm âm ca ngợi bồ tát Quán Tự Tại rằng: Tốt lắm, tốt lắm, Đại liên hoa vương có thể diễn nói pháp thù thắng bậc nhất, dung trăm ngàn mắt chiếu soi chúng sinh, vì vậy mà gọi Thiên quang nhãn.” “Bồ tát Quán Tự Tại vui vẻ mỉm cười, phóng ra ánh sáng lớn, trên đầu hiển hiện 500 đầu mặt, đủ 1000 con mắt. Trên mỗi mão Thiên quan đều có vị hóa Phật cũng phóng ánh sáng. Trên thân bồ tát hiện ra 1000 cánh tay đều cầm báu vật.”
[40] Kinh Bất Không Quyến Sách Chú (ĐTK 1093, đời Tùy, Xà Na Quật Đa dịch) nói về tâm chú tên là Bất Không Quyến Sách Vương. Đức Thế Giới Vương Như Lai ở quốc độ Quán Thị trao truyền tâm chú này cho bồ tát Quán Thế Âm. Bất Không Quyến Sách Quán Âm tay thường cầm một dải lụa bền chắc đi cứu người trong biển khổ; mỗi khi khởi tâm muốn cứu người nào thì đều cứu được, vì vậy mà gọi là “bất không”.
[41] Kính lạy thứ 105 đến kính lạy 148 là trích trong Kinh Bất Không Quyến Sách Chú (ĐTK 1093) nói về lợi ích của việc trì chú Bất Không Quyến Sách Vương: “Bạch đức Thế tôn, lại có người nghe Bất không tâm chú này, nên biết người ấy, nếu ngày xưa đối với người đã làm ra những việc xấu ác, những việc trái với chánh pháp như hủy báng các Thầy, hủy báng chánh pháp, thì ở đời vị lai phải đọa vào địa ngục A tỳ. Tất cả chư Phật, bồ tát, thanh văn, bích chi phật v.v… thảy đều rời bỏ. Người ấy ở đời sau sinh tâm hối hận, không tạo ác nữa, đồng thời người ấy có thể trong một ngày một đêm không thọ thực, tụng tâm chú này, thì những tội nặng của người ấy trở thành tội nhẹ nhận chịu trong đời hiện tại. Người ấy mắc bịnh nóng lạnh trong khoảng một ngày, hoặc mắc bịnh nóng lạnh trong hai ngày, ba ngày, bốn ngày, cho đến bảy ngày; trong một ngày, hai ngày cho đến bảy ngày; hoặc đau mắt, đau tai, hoặc đau nhức răng môi, hoặc đau nhức miệng lưỡi, hoặc đau tim, đau bụng, đau đầu gối, đau xương sườn, đau lưng, đau cột sống, đau lồng ngực, đau nhức tay chân do có tật, hoặc bị bịnh trĩ, hoặc đi đại tiện tiểu tiện không thông, hoặc bị bịnh kiết lỵ, hoặc đau nhức ở tay, chân và đầu, bị bịnh ghẻ nhọt, bịnh cùi hủi, nhọt đốm cam, mụn bọc, nhọt đốm hoa, bịnh nhọt độc, nhọt trăng ăn, hoặc mắc bịnh động kinh, các bịnh do quỷ ám; hoặc bị yếm đối nên nói lảm nhảm đủ thứ, hoặc do người ếm mà mình mắc bịnh, hoặc do mình ếm mà trở lại hại mình; hoặc bị giam cầm tại lao ngục, hoặc bị người đánh đập, hoặc bị người giết hại, hoặc bị người chửi mắng, xỉ nhục, chê bai. Bạch đức Thế tôn, nay con chỉ nói sơ lược, người ấy bị những nghiệp báo của thân, miệng, ý bức bách, hoặc ban đêm gặp phải ác mộng, tụng chú này thì những hiện báo người ấy nhận chịu do ác nghiệp gây ra thảy đều trừ diệt; huống là những chúng sinh thanh tịnh, chánh tín, chánh hạnh, tụng chú này mà không tiêu diệt được những nghiệp tội hay sao.”
[42] “Hàng trời, người nào thường thọ trì tâm chú này như tắm gội trong sông, hồ, biển cả, nếu những chúng sinh ở trong đó được nước tắm gội của người này dính vào thân thì bao nhiêu nghiệp nặng tội ác thảy đều tiêu diệt, liền được siêu sinh về Tây phương Tịnh Độ, hóa sinh nơi hoa sen, không còn thọ thân thai, noãn, thấp nữa. Các chúng sinh ấy chỉ nhờ chút ảnh hưởng mà còn được như thế, huống chi là chính người trì tụng?” (Kinh Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Thế Âm Bồ Tát Quảng Ðại Viên Mãn Vô Ngại Ðại Bi Tâm Ðà La Ni)
[43] “Người tụng chú đi nơi đường, có ngọn gió thổi qua mình, nếu những chúng sinh ở sau được ngọn gió của kẻ ấy lướt qua y phục thì tất cả nghiệp ác, chướng nặng thảy đều tiêu diệt, không còn đọa vào tam đồ, thường sinh ở trước chư Phật, cho nên, phải biết quả báo phước đức của người trì tụng chú thật không thể nghĩ bàn.” (Kinh Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Thế Âm Bồ Tát Quảng Ðại Viên Mãn Vô Ngại Ðại Bi Tâm Ðà La Ni)
[44] “Lại nữa, người trì tụng đà ra ni này, khi thốt ra lời nói chi, hoặc thiện hoặc ác, tất cả thiên ma ngoại đạo, thiên, long, quỷ thần đều nghe thành tiếng pháp âm thanh tịnh, đối với người ấy khởi lòng cung kính, tôn trọng như Phật.” (Kinh Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Thế Âm Bồ Tát Quảng Ðại Viên Mãn Vô Ngại Ðại Bi Tâm Ðà La Ni)
[45] “Nên biết người ấy chính là tạng vô úy vì thiên, long, thiện thần thường theo hộ trì.” (Kinh Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Thế Âm Bồ Tát Quảng Ðại Viên Mãn Vô Ngại Ðại Bi Tâm Ðà La Ni)
[46] Kính lạy thứ 155 đến kính lạy thứ 168 là chỉ thêm cách trì chú sao cho đúng cách: “Đức Phật lại gọi ngài A Nan mà bảo: Này A Nan! Khi trong một nước có tai nạn nổi lên nếu muốn được an ổn, vị quốc vương ở xứ ấy phải biết dùng chánh pháp trị dân, có độ lượng khoan hồng, không làm oan uổng trăm họ, tha kẻ tù phạm, và giữ thân tâm tinh tấn đọc tụng chú này. Hành trì như thế luôn bảy ngày đêm thì trong cõi nước ấy tất cả tai nạn thảy đều tiêu tan, ngũ cốc phong thạnh, dân chúng được an vui. Lại trong một xứ, nếu gặp những tai ương dồn dập như: bị nước nghịch đem binh xâm lấn, dân tình rối loạn không yên, quan đại thần mưu phản, bịnh dịch lưu hành, mưa nắng trái thời hoặc nhật, nguyệt sai độ v.v… Muốn diệt các thứ tai nạn như thế ấy, vị quốc vương phải lập đàn tràng, tạo tượng Thiên Nhãn Đại Bi để day mặt về phương Tây, sắm các thứ hương, hoa, tràng phan, bảo cái, hoặc trăm thức ăn uống mà cúng dường, rồi dùng thân tâm tinh tấn, đọc tụng chương cú thần diệu. Hành trì như thế đúng bảy ngày thì nước giặc quy hàng, chánh tình yên ổn, lân bang hòa hảo, thương mến lẫn nhau, trong triều từ vương tử cho đến trăm quan đều hết dạ trung thành, nơi cung vi, phi tần, thể nữ khởi lòng hiếu kính đối với vua, các thiên, long, quỷ thần đều ủng hộ trong nước khiến cho mưa gió thuận hòa, hoa quả tốt, nhân dân vui đẹp. Lại nếu trong nhà có những tai nạn như ma quái nổi dậy, quyến thuộc đau nặng, tiền của hao mòn, gia đình rối loạn, người ác gieo tiếng thị phi hoặc vu khống để hãm hại, cho đến trong ngoài lớn nhỏ chẳng hòa thuận nhau. Muốn diệt những tai nạn ấy, gia chủ phải lập đàn tràng, hướng về tượng Thiên Nhãn, chí tâm niệm danh hiệu Quán Thế Âm Bồ Tát và tụng đà ra ni này đủ ngàn biến, thì tất cả việc xấu như trên thảy đều tiêu diệt, gia đình được vĩnh viễn an vui.” (Kinh Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Thế Âm Bồ Tát Quảng Ðại Viên Mãn Vô Ngại Ðại Bi Tâm Ðà La Ni)
[47] Kinh Nhân Vương Hộ Quốc Bát Nhã Ba La Mật Đa ghi: Mặt trời mặt trăng thay đổi bất chừng, thời tiết trái ngược, hoặc mặt trời màu đỏ xuất hiện, mặt trời màu đen xuất hiện, hai ba bốn hay năm mặt trời cùng xuất hiện, hoặc nhật thực không có ánh sáng, hoặc vầng mặt trời có thêm một quầng sáng, hai ba bốn hay năm quầng sáng đồng tâm cùng hiện. Lúc đang xảy ra những điềm quái dị như vậy thì nên đọc tụng kinh này.” Kinh nói bảy tai nạn là: 1. Nạn mặt trời mặt trăng lỗi độ (vận chuyển sai lạc), 2. Nạn các vì sao lỗi độ, 3. Nạn lửa cháy, 4. Nạn nước mưa xảy biến lạ, 5. Nạn gió dữ, 6. Nạn khí dương quá thịnh, 7. Nạn giặc dữ.
[48] Chánh văn là chính trị. Có 4 cách hiểu khác nhau về chính trị: 1) nghệ thuật của phép cai trị; 2) những công việc của chung; 3) sự thỏa hiệp và đồng thuận; 4) quyền lực và cách phân phối tài nguyên hay lợi ích (xem Andrew Heywood, Politics, Palgrave Macmillan, New York, 2007). Người xưa tóm gọi lại trong chín chữ: tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ.
[49] “Khi ấy Nhật Quang bồ tát vì người thọ trì Đại bi tâm đà ra ni nói đại thần chú để ủng hộ rằng: “Nam mô bột đà cù na mê. Nam mô đạt ma mạc ha đê. Nam mô tăng già đa dạ nê, đế chỉ bộ tất đát đốt chiêm nạp ma.” Nhật Quang bồ tát bạch Phật: Bạch đức Thế Tôn! Tụng chú này diệt được tất cả tội, cũng đuổi được ma và trừ thiên tai. Nếu kẻ nào tụng chú này một biến, lễ Phật một lạy, mỗi ngày chia ra làm ba thời tụng chú lễ Phật như thế, trong đời vị lai tùy theo chỗ thọ thân, thường được tướng mạo xinh đẹp, được quả báo đáng vui mừng.” (Kinh Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Thế Âm Bồ Tát Quảng Ðại Viên Mãn Vô Ngại Ðại Bi Tâm Ðà La Ni)
[50] Nguyệt Quang bồ tát cũng vì hành nhơn mà nói đà ra ni để ủng hộ rằng: “Thâm đê đế đồ tô tra. A nhã mật đế đồ tô tra, thâm kỳ tra. Ba lại đế. Gia di nhã tra ô đô tra. Câu la đế tra kỳ ma tra. Sá phạ hạ.” Nguyệt Quang bồ tát lại bạch Phật: Bạch đức Thế Tôn! Tụng chú này năm biến, rồi lấy chỉ ngũ sắc xe thành sợi niệt, gia trì chú vào, buộc tréo nơi tay, chú này do bốn mươi hằng sa chư Phật đời quá khứ đã nói ra, nay tôi cũng nói để vì các hành nhơn mà làm duyên ủng hộ. Chú này có công năng trừ tất cả chướng nạn, tất cả bịnh ác, xa lìa tất cả sự sợ hãi.” (Kinh Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Thế Âm Bồ Tát Quảng Ðại Viên Mãn Vô Ngại Ðại Bi Tâm Ðà La Ni)
[51] “Nếu chúng sanh nào chưa được tín căn Đại Thừa, do sức oai thần của Đà La Ni này, hột giống Đại Thừa tự sanh mầm và tăng trưởng; lại do sức Tư Bi phương tiện của Ta, khiến cho sự mong cầu của họ đều được thành tựu.” (Kinh Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Thế Âm Bồ Tát Quảng Ðại Viên Mãn Vô Ngại Ðại Bi Tâm Ðà La Ni)
[52] Kính lạy thứ 173 đến kính lạy thứ 188: Kinh Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Thế Âm Bồ Tát Quảng Ðại Viên Mãn Vô Ngại Ðại Bi Tâm Ðà La Ni có ghi là: “Thế nào là 15 việc chết xấu? 1. Không bị chết do đói khát khốn khổ. 2. Không bị chết do gông tù đánh đập. 3. Không bị chết vì oan gia thù địch. 4. Không bị chết giữa quân trận chém giết nhau. 5. Không bị chết do cọp sói cùng ác thú tàn hại. 6. Không bị chết bởi rắn rít độc cắn. 7. Không bị chết vì nước trôi lửa cháy. 8. Không bị chết bởi phạm nhằm thuốc độc. 9. Không bị chết do loài sâu trùng độc làm hại. 10. Không bị chết vì điên cuồng mê loạn. 11. Không bị chết do té cây, té xuống núi. 12. Không bị chết bởi người ác trù ếm. 13. Không bị chết bởi tà thần, ác quỷ làm hại. 14. Không bị chết vì bịnh ác lâm thân. 15. Không bị chết vì phi mạng tự hại. Tụng trì thần chú Đại Bi, không bị 15 việc chết xấu như thế.”
[53] Kính lạy thứ 189 đến kính lạy thứ 203: Kinh Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Thế Âm Bồ Tát Quảng Ðại Viên Mãn Vô Ngại Ðại Bi Tâm Ðà La Ni có ghi: “Sao gọi là 15 chỗ sinh tốt? 1. Tùy theo chỗ sinh, thường gặp đấng Quốc vương hiền lành. 2. Tùy theo chỗ sinh, thường ở cõi nước an lành. 3. Tùy theo chỗ sinh, thường gặp thời đại tốt, 4. Tùy theo chỗ sinh, thường gặp bạn lành. 5. Tùy theo chỗ sinh, thân căn thường được đầy đủ. 6. Tùy theo chỗ sinh, đạo tâm thuần thục. 7. Tùy theo chỗ sinh, không phạm cấm giới. 8. Tùy theo chỗ sinh, thường được quyến thuộc hòa thuận, có ân nghĩa. 9. Tùy theo chỗ sinh, vật dụng, thức ăn uống thường được đầy đủ. 10. Tùy theo chỗ sinh, thường được người cung kính giúp đỡ. 11. Tùy theo chỗ sinh, tiền của châu báu không bị kẻ khác cướp đoạt. 12. Tùy theo chỗ sinh, những việc mong cầu đều được toại nguyện. 13. Tùy theo chỗ sinh, Long Thiên, thiện thần thường theo ủng hộ. 14. Tùy theo chỗ sinh, thường được thấy Phật nghe pháp. 15. Tùy theo chỗ sinh, khi nghe chánh pháp ngộ giải nghĩa sâu. Nếu kẻ nào trì tụng chú Đại Bi, sẽ được 15 chỗ sinh tốt như thế! Cho nên tất cả hàng trời, người, đều nên thường tụng trì, chớ sinh lòng biếng trễ.”
[54] Kính lạy thứ 204 đến kính lạy thứ 212: Kinh Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Thế Âm Bồ Tát Quảng Ðại Viên Mãn Vô Ngại Ðại Bi Tâm Ðà La Ni có ghi: “Nếu có vị Tì khưu, Tỳ khưu Ni, Ưu bà tắc, Ưu bà di hay đồng nam, đồng nữ nào muốn tụng trì chú này, trước tiên phải phát tâm từ bi đối với chúng sinh, và sau đây y theo tôi mà phát nguyện:
Nam mô Ðại bi Quán Thế Âm,
Nguyện con mau biết tất cả pháp.
Nam mô Ðại bi Quán Thế Âm,
Nguyện con sớm được mắt trí huệ.
Nam mô Ðại bi Quán Thế Âm,
Nguyện con mau độ các chúng sinh.
Nam mô Ðại bi Quán Thế Âm,
Nguyện con sớm được phương tiện khéo.
Nam mô Ðại bi Quán Thế Âm,
Nguyện con mau lên thuyền Bát nhã.
Nam mô Ðại bi Quán Thế Âm,
Nguyện con sớm được qua biển khổ.
Nam mô Ðại bi Quán Thế Âm,
Nguyện con mau được đạo giới định.
Nam mô Ðại bi Quán Thế Âm,
Nguyện con sớm lên non Niết Bàn.
Nam mô Ðại bi Quán Thế Âm,
Nguyện con mau về nhà vô vi.
Nam mô Ðại bi Quán Thế Âm,
Nguyện con sớm đồng thân pháp tánh.
Nếu con hướng về nơi non đao,
Non đao tức thời liền sụp đổ.
Nếu con hướng về lửa, nước sôi,
Nước sôi, lửa cháy tự khô tắt.
Nếu con hướng về cõi địa ngục,
Ðịa ngục liền mau tự tiêu diệt.
Nếu con hướng về loài ngạ quỷ,
Ngạ quỷ liền được tự no đủ.
Nếu con hướng về chúng Tu La,
Tu la tâm ác tự điều phục.
Nếu con hướng về các súc sinh,
Súc sinh tự được trí huệ lớn.
Khi phát lời nguyện ấy xong, chí tâm xưng danh hiệu của tôi, lại chuyên niệm danh hiệu bổn sư tôi là đức A Di Đà Như Lai, kế đó tiếp tụng đà ra ni thần chú này. Nếu chúng sinh nào, trong một ngày đêm tụng năm biến chú, sẽ diệt trừ được tội nặng trong ngàn muôn ức kiếp sinh tử.”
[55] Kính lạy thứ 219 đến kính lạy thứ 271: Kinh Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Thế Âm Bồ Tát Quảng Ðại Viên Mãn Vô Ngại Ðại Bi Tâm Ðà La Ni có ghi:
Tiếp đó, Bồ Tát liền đọc lời kệ sắc lệnh rằng:
Ta sai Mật Tích, Kim Cang Sĩ,
Ô Sô Quân Ðồ Ương Câu thi,
Bát bộ lực sĩ, Thưởng Ca la,
Thường theo ủng hộ bên hành giả.
Ta sai Ma Hê Na La Diên,
Kim Tỳ La Đà Ca Tỳ La,
Thường theo ủng hộ bên hành giả.
Ta sai Bà Cấp Ta Lâu La,
Mãn Thiện Xa Bát Chân Đà La,
Thường theo ủng hộ bên hành giả.
Ta sai Tát Giá Ma Hòa La,
Cưu La Đơn Tra Bán Chỉ La,
Thường theo ủng hộ bên hành giả.
Ta sai Tất Bà Dà La Vương,
Ưng Đức Tỳ La Tát Hòa La,
Thường theo ủng hộ bên hành giả.
Ta sai Phạm Ma Tam Bát La,
Ngũ Bộ Tịnh Cư Diêm Ma La,
Thường theo ủng hộ bên hành giả.
Ta sai Thích Vương Tam Thập Tam,
Đại Biện Công Đức Bà Đát Na,
Thường theo ủng hộ bên hành giả.
Ta sai Đề Đầu Lại Tra Vương,
Các thần Mẫu nữ, chúng Đại Lực,
Thường theo ủng hộ bên hành giả.
Ta sai Tỳ Lâu Lặc Xoa Vương,
Tỳ Lâu Bác Xoa, Tỳ Sa Môn,
Thường theo ủng hộ bên hành giả.
Ta sai Kim Sắc Khổng Tước Vương,
Hai mươi tám bộ Ðại tiên chúng,
Thường theo ủng hộ bên hành giả.
Ta sai Ma Ni Bạt Đà La,
Táng Chi đại tướng, Phất La Bà,
Thường theo ủng hộ bên hành giả.
Ta sai Nan Đà, Bạt Nan Đà,
Bà Dà La Long, Y Bát La,
Thường theo ủng hộ bên hành giả.
Ta sai Tu La, Càn Thát Bà,
Ca Lâu, Khẩn Na, Ma Hầu La,
Thường theo ủng hộ bên hành giả.
Ta sai thủy, hỏa, lôi, điển thần,
Cưu Bàn Trà vương, Tỳ Xá Xà,
Thường theo ủng hộ bên hành giả.
Các vị thiện thần này cùng thần Long vương, thần Mẫu Nữ đều có 500 Ðại lực dạ xoa làm quyến thuộc, thường theo ủng hộ người thọ trì thần chú Đại bi. Nếu người đó ở nơi núi hoang, đồng vắng, ngủ nghỉ một mình, các vị thiện thần ấy thay phiên nhau canh giữ không cho tai ương, chướng nạn phạm đến thân. Nếu hành giả đi trong núi sâu, lạc mất đường về, tụng trì chú này, thiện thần, long vương hóa làm người lành chỉ dẫn lối. Như hành giả trụ nơi núi rừng, đồng vắng, thiếu thốn nước lửa, long thần vì ủng hộ, hóa ra nước, lửa”.
[56] Sau đây là chú thích của H.T Thích Thiền Tâm:
1. Mật tích Kim cang sĩ: Thiên thần cầm kim cang xử theo ủng hộ Phật. Gọi là mật tích vì thần này thường theo Phật nghe những sự tích bản thệ bí mật, hoặc các vị này do Phật, Bồ Tát thị hiện làm thần, tung tích rất bí mật, chúng sinh không biết.
2. Ô Sô quân đồ Ương câu thi (Ucchusma angùsa) Ô sô quân đồ cũng gọi là Ô Sô Sa Ma, dịch là Uế Tích Kim Cang, Ương câu thi: có nghĩa là Phúc Câu, tên một thứ vũ khí hình như cái móc. Đây là tên của một vị Minh vương thần, có công đức chuyển uế thành tịnh, vị thần này và đầu chân lông đều phun ra lửa, mặt mày phẫn nộ, có bốn cánh tay cầm những thứ vũ khí: gươm, dây roi, xoa hoặc khúc câu.
3. Bát bộ lực sĩ, Thưởng Ca La: Bát bộ lực sĩ chính là Thiên Long bát bộ. Thưởng Ca La (Sankara) dịch là Cốt Tỏa Thiên, đây chính là tên vị thiên thần bộ thuộc của đức Quán Âm, thống lãnh bát bộ.
4. Ma Hê Na La Diên (Mahésvara Nàràyana): Ma hê gọi cho đủ là Ma Hê Thủ La, có nghĩa Đại Tự Tại, dịch là lực sĩ hoặc Kiên cố. Đây là tên vị thiên thần rất hùng mãnh, có ba con mắt, tám cánh tay, ở cõi Sắc Cứu Cánh.
5. Kim Tỳ La Đá Ca Tỳ La: gọi tắt là Kim Tỳ La Đà (Kumbhirabà) dịch là Oai Như Vương, thân hình sắc trắng hồng, tay trái cầm bảo cung, tay mặt cầm bảo tiễn
6. Bà Cấp Ta Lâu La: Ta Lâu La cũng gọi là Ca Lâu La, đây chỉ cho vị thần thống lãnh loài Kim Súy Điểu.
7. Mãn Thiện Xa Bát Chân Đà La: Chân Đà La tức Khẩn Na La, đây là chỉ cho tên vị thần thống lãnh loài Nhơn Phi Nhơn.
8. Tát Giá Ma hòa La: Ma Hòa La cũng gọi Ma Dà La (Makara) tức là cá Ma Kiệt, loài cá này rất lớn, cơ thể dài đến 700 do tuần. Đây là tên chỉ cho vị thần thống lãnh loài cá Ma Kiệt.
9. Cưu Lan Đơn Trà Bán Chỉ La: cũng gọi là Bán Chỉ Ca (panika), tức là vị đại thần đứng vào hàng thứ ba trong hàng tám vị Dược xoa đại tướng.
10 Tất Bà Già La Vương: tức là thọ thần vương, vị thần làm chủ các loài cây.
13. Ứng Đức Tì La Tát Hòa La: dịch là Hoan hỉ thần.
14. Phạm Ma Tam Bát La: tức là Phạm Thiên vương.
15. Ngũ Bộ Tịnh Cư Diêm Ma La: gọi tắt là Diêm Ma Thiên (Suyàmadeva), vị Thiên tử quyết đoán những nghiệp lành dữ của chúng sinh.
16. Thích Vương Tam thập tam: tức là trờI Đế Thích ở cõi trời Đao Lợi, làm chủ 33 cung trời, đây là chỉ cho vị Đế Thích cùng 32 vị thiên chủ tùy thuộc.
17. Đại Biện Công Đức Bà Đát Na: Bà Đát Na dịch là Tăng Ích, đây là chỉ cho Đại Biện Tài Thiên vương.
18. Thần Mẫu Nữ, chúng đại lực: tức là thần Quỉ Tử Mẫu, thống lãnh đại lực dạ xoa.
19. Tỳ Lâu Lặc Xoa vương (Virùdhaka): Tăng trưởng thiên vương.
20. Tỳ Lâu Bác Xoa Tỳ Sa Môn, gọi tắt là Tỳ Sa Môn (Vairasana) tức Đa Văn Thiên Vương.
21. Kim Sắc Khổng Tước Vương: tên một vị thần thân mình sắc vàng rực, tay tả cầm phướng báu, trên báu có chim khổng tước (chim công).
22. Ma Ni Bạt Đà La (Manibhadra) tức Bảo Hiền, một trong tám vị Dược xoa đại tướng.
23. Táng Chi Đại tướng, Phất La Bà: cũng gọi là Phất Bà La Ha (Puspàraha) dịch là Thực Hoa, một trong tám vị Dược xoa đại tướng.
24. Nan Đà, Bạt Nan Đà (Nanda, Upananda): dịch là Hoan Hỉ, Thiện Hoan Hỉ. Tên của hai vị Long vương huynh đệ, Nan Đà là rồng lớn, Bạt Nan Đà là rồng nhỏ. Hai vị Long vương này mỗi vị đều có bảy đầu, tay hữu cầm đao, tay tả cầm dây.
25. Bà Già La Long Y Bát La: Bà Già La dịch là Hàm Hải Long Vương, Y Bát La dịch là Hương Diệp Long vương, mình rồng đầu voi.
26. Cưu Bàn Trà vương, Tỳ xá xà: Cưu Bàn Trà (Kumbhànda) dịch là Yểm Mị Quỷ, Tỳ Xá Xà (Pisàca) dịch là Đạm Tinh Khí Quỷ. Ðây là hai loại quỉ vương trong bát bộ quỉ thần.
[57] Kính lạy thứ 272 đến kính lạy thứ 278: Kinh Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Thế Âm Bồ Tát Quảng Ðại Viên Mãn Vô Ngại Ðại Bi Tâm Ðà La Ni có ghi: “Này Phạm vương! Nếu chúng sinh nào muốn tiêu trừ tai nạn ma chướng nên lấy chỉ ngũ sắc xe làm một sợi niệt, trước tiên tụng chú này 5 biến, kế tụng 21 biến, cứ tụng xong mỗI một biến lại thắt một gút, rồi đeo nơi cổ hoặc bỏ nơi đãy. Tâm chú Đại bi đây do 99 ức hằng sa chư Phật đời quá khứ đã nói ra. Các đức Phật ấy vì thương xót muốn cho người tu hành: công đức lục độ chưa đầy đủ, mau được đầy đủ; mầm bồ đề chưa phát, mau được phát sinh; hàng thanh văn chưa chứng may được chứng quả; các vị thần tiên trong cõi đại thiên chưa phát lòng bồ đề, mau được phát tâm bồ đề, nếu chúng sinh nào chưa được tín căn đại thừa, do sức oai thần của đà ra ni này, hột giống đại thừa tự sinh mầm và tăng trưởng, lại do sức từ bi phương tiện của ta, khiến cho sự mong cầu của họ đều được thành tựu. Lại nữa, trong tam thiên đại thiên thế giới, những chúng sinh ở nơi ba đường ác, ở chỗ sâu kín tối tăm, nghe thần chú của ta đây, đều được lìa khổ. Các vị bồ tát chưa lên bậc sơ trụ, mau được siêu lên, cho đến mau chứng ngôi thập trụ. Mau đến quả vị Phật, thành tựu 32 tướng tốt, 80 vẻ đẹp tùy hình. Nếu hàng Thanh văn một phen được nghe qua chú này, hoặc biên chép, tu hành môn đà ra ni này, dùng tâm chất trực như pháp mà trụ, thì 4 quả sa môn không cầu tự được. Công lực của thần chú này có thể khiến cho nước sông, hồ, biển cả trong cõi đại thiên dâng trào, vách đá, núi nhỏ, núi thiết vi và núi Tu Di thảy đều rung động, lại có thể làm cho tan nát như bụi nhỏ, những chúng sinh ở trong ấy đều phát tâm bồ đề.
[58] Bồ tát trải qua 5 vị, mỗi vị có 10 phần gọi là Thập tín, Thập trụ, Thập hạnh, Thập hồi hướng và Thập địa. Theo kinh Lăng Nghiêm, 5 vị gồm có:
1. Tư lương vị tức là Thập tín. Bước vào vị bồ tát thì Thập tín là căn bản, gồm có: 1. Tín tâm, 2. Niệm tâm, 3. Tinh tấn tâm, 4. Tuệ tâm, 5. Định tâm, 6. Bất thối tâm, 7. Hộ pháp tâm, 8. Hồi hướng tâm, 9. Giới tâm, 10. Nguyện tâm.
2. Gia hạnh vị tức là Thập trụ: 1. Phát tâm trụ, 2. Trị địa trụ, 3. Tu hành trụ, 4. Sinh quí trụ, 5. Phương tiện cụ túc trụ, 6. Chánh tâm trụ, 7. Bất thối trụ, 8. Đồng chân trụ, 9. Pháp vương tử trụ, 10. Quán đỉnh trụ.
3. Kiến đạo vị tức là Thập hạnh: 1. Hoan hỉ hạnh, 2. Nhiêu ích hạnh, 3. Vô sân hận hạnh, 4. Vô tận hạnh, 5. Ly si loạn hạnh, 6. Thiện hiện hạnh, 7. Vô trước hạnh, 8. Tôn trọng hạnh, 9. Thiện pháp hạnh, 10. Chân thật hạnh.
4. Tu đạo vị tức là Thập hồi hướng: 1. Cứu hộ nhất thiết chúng sinh ly chúng sinh tướng hồi hướng, 2. Bất hoại hồi hướng, 3. Đẳng nhất thiết Phật hồi hướng, 4. Chí nhất thiết xứ hồi hướng, 5. Vô tận công đức tạng hồi hướng, 6. Tùy thuận bình đẳng thiện căn hồi hướng, 7. Tùy thuận đẳng quán nhất thiết chúng sinh hồi hướng, 8. Chân như tướng hồi hướng, 9. Vô phược giải thoát hồi hướng, 10. Pháp giới vô lượng hồi hướng.
5. Cứu kính vị tức là Thập địa: 1. Hoan hỉ địa, 2. Ly cấu địa, 3. Phát quang địa, 4. Diệm tuệ địa, 5. Nan thắng địa, 6. Hiện tiền địa, 7. Viễn hành địa, 8. Bất động địa, 9. Thiện tuệ địa, 10. Pháp vân địa.
Đây là phối hợp 5 vị trải qua 50 địa của chư Bồ tát.
[59] Kính lạy thứ 279 đến kính lạy 286: Kinh Quán Thế Âm Bồ Tát Bí Mật Tạng Như Ý Luân Đà La Ni Thần Chú (ĐTK 1082, Thực Xoa Nan Đà dịch) có ghi: “Khi Quán Thế Âm bồ tát nói Như Ý Luân đà la ni này xong thì đại địa chấn động theo sáu cách. Các cung điện của trời, rồng, dạ xoa, càn thát bà, a tu la, ca lầu la, khẩn na la, ma hầu la già v.v… thảy đều bị chấn động. Ma vương và các chúng ma thảy đều rất kinh sợ. Cung điện của ma vương đều bốc lửa. Các loài còn lại, dạ xoa, ác quỷ cũng đều hoảng hốt che mặt té lăn xuống đất. Tất cả cửa địa ngục đều mở, tội nhân ở trong đó được giải thoát và nhận được thắng lạc của cõi trời. Lúc ấy, trời tuôn mưa hoa với mọi thứ vật dụng trang nghiêm quý báu, các âm nhạc của cõi trời từ trong hư không vang ra mọi thứ âm thanh cúng dường.” “Có sự mong cầu thì nên tụng 108 biến chú này thì ngàn việc liền thành. Lại không có thần chú nào khác bì kịp Như ý luân vương đà la ni này. Vì sao? Vì nghiệp ác, chướng nặng của ba đời quá khứ, hiện tại, vị lai thảy đều phá hoại được. Nếu hay trì tụng đà la ni này thì tội đáng bị đọa vào địa ngục A tỳ liền được giải thoát”. “Tài vật, tôi tớ, tất cả nhạc khí, bao điều ưa thích, nếu ở nơi xa, tùy theo ý mong cầu đều như gió đến mau”. “Nếu muốn thấy bồ tát Quán Thế Âm thì tụng 1080 biến (Như ý luân đà la ni) thì liền thấy chân thân của đại sĩ và thành mãn tất cả”. “Nếu muốn thấy chư Phật với các đại chúng thì tụng một muôn ba ngàn biến (Như ý luân đà la ni) thì liền thấy”
[60] Kính lạy thứ 287 đến kính lạy 292: Kinh Quán Thế Âm Bồ Tát Như Ý Ma Ni Đà La Ni (ĐTK 1083, đời Đường, Bảo Tư Duy dịch) ghi rằng: “Bấy giờ bồ tát Quán Thế Âm thưa với đức Phật rằng: Bạch đức Thế Tôn, con có pháp đại đàn tên là Liên hoa phong kim cang gia trì bí mật vô ngại và minh chú tên là Quán Thế Âm liên hoa như ý ma ni chuyển luân tâm đà la ni. Bạch đức Thế Tôn, vì sao gọi là sự thành tựu tối thắng tâm của việc quán sát âm thanh thế gian, đó là vì có thể làm cho những ước nguyện của tất cả chúng sinh được thành tựu. Nay ở trước đức Thế Tôn con xin nói, xin đức Thế Tôn gia hộ cho con, vì tất cả chú tiên mà tuôn trận mưa báu, như cội cây ở trong đại kiếp, như viên ngọc Ma ni như ý thường làm cho những nguyện cầu của chúng sinh được tròn đầy. Đức Phật bảo: Ta đã gia trì cho ông, ông nay hãy nói bản nguyện và tâm chú bí mật Quán Thế Âm để cho tất cả mong cầu đểu được tròn đầy, không có chướng ngại.”
[61] Kính lạy thứ 293 đến kính lạy thứ 295: Kinh Quán Thế Âm Bồ Tát Như Ý Ma Ni Đà La Ni có ghi: “Bấy giờ đức Thế Tôn dung âm thanh Ca lăng tần già đẹp mầu ca ngợi bồ tát Quán Thế Âm rằng: Tốt lắm tốt lắm, ông vì lợi ích tất cả chúng sinh nên nói công năng của chú này. Bồ tát Quán Thế Âm thưa với Phật rằng: Bạch đức Thế Tôn, nếu có thiện nam tử, thiện nữ nhân, tỳ kheo, tỳ kheo ni mà muốn cầu nguyện được các lợi ích ngay trong đời sống hiện tại thì lời cầu nguyện ấy liền được kết quả. Phải ráng siêng tu chú ấn Như Ý này, không phải tác pháp, không cầu ngày có sao, không phải trì trai, không phải tắm gội, không cần trang phục đặc biệt, khi thọ trì chú không gì cực khổ, chỉ cần đọc là có thành tựu. Người trì tụng làm được các sự nghiệp, có thể làm được trăm ngàn các thứ sự nghiệp, không có chú nào khác cho điều này bằng với chú đây.”
[62] Kính lạy thứ 296 đến kính lạy thứ 304: Kinh Quán Thế Âm Bồ Tát Như Ý Ma Ni Đà La Ni có ghi: “Nay con sẽ nói sự thể chỉ đọc tụng liền thành tựu vô thượng: Người sắp đọa địa ngục A Tỳ, vừa đọc liền được thanh tịnh. Người mắc năm tội Vô gián liền tiêu tội. Người mắc nhiều bịnh đều lành cả. Nếu người bị tai họa chỉ độc chú này đều giải trừ. Tất cả chú thuật, bùa ếm độc ác đều không thể hại. Tất cả bịnh ung nhọt chẳng dính vào thân. Tất cả quỉ thần, Tần na dạ ca, các thứ dao gậy, mưa gió, tai ách, quân ma, giặc cướp, ngoại xâm, nạn vua, oan gia rình rập, vật độc, thú dữ đều chẳng làm hại được. Trọn đời chẳng bị hoạnh tử, chẳng thấy ác mộng. Chiến phạt đấu tranh không thảy đều thắng lợi. Các việc như vậy chỉ đọc tụng liền thành tựu. Lúc sáng sớm tụng đủ 100 biến thì trong ngày ấy bồ tát Quán Thế Âm hiện ra trước người đó làm cho những sự nguyện cầu thảy đều thành tựu, lại còn thấy tất cả chư Phật Như lai, thấy đức Phật Vô Lượng Thọ ở phương Tây nơi quốc độ Cực lạc cùng pháp hội bồ tát, thấy cung điện của bồ tát Quán Thế Âm ở trong núi Bổ đặc lặc già. Thân thể của người ấy trở nên thanh tịnh, quí nhân cung kính cúng dường, mọi người ưa gặp gỡ. Những tội chướng, phiền não trói buộc cũng trở thành thanh tịnh. Sinh ra nơi nào cũng được Túc mạng trí, hóa sinh trong hoa sen, tất cả những phẩm tính tốt đẹp dung để trang nghiêm, thẳng đến bồ đề, xa hẳn nẻo ác, rốt ráo thành Phật. Tội ác tiêu diệt, khéo đi đến thanh tịnh là nhờ thần chú đọc tụng liền được thành tựu. Bấy giờ bồ tát Quán Thế Âm, lại nói công năng bí mật tối thượng của chú này là vì lợi ích và thương xót tất cả chúng sinh. Nắm giữ chú này thì chế phục được người ác, làm cho tâm từ tăng trưởng, niệm tụng liền thành. Thần chú này có thể cho chúng sinh những lợi ích lớn, như làm cho người trí được niềm an lạc lớn, hàng hóa lương thực thêm nhiều, giàu sang, của cải đồ dung thảy đều dư dả, thân sắc đẹp ra, sức khỏe dồi dào. Thần chú bí mật này được nói ra không có hư dối. Nếu muốn chân thật thành tựu vô thượng thì cần thực hành như ý ma ni đại ấn niệm tụng liền thành. Nếu ăn rồi, nếu chưa ăn, nếu trong sạch hay không trong sạch, trường hợp nào cũng phải thường tụng niệm thì không bị những khốn khổ. Khi tụng niệm phải nghĩ nhớ bồ tát Quán Thế Âm là bậc mà mình cần nương tựa.”
[63] Kính lạy thứ 313 đến kính lạy thứ 351: Kinh Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Thế Âm Bồ Tát Quảng Ðại Viên Mãn Vô Ngại Ðại Bi Tâm Ðà La Ni có ghi:
1. Nếu chúng sinh nào muốn được giàu lớn, có nhiều thứ châu báu, đồ dùng, nên cầu nơi tay cầm châu như ý. Chân ngôn rằng: Án, phạ nhựt ra, phạ đa ra, hồng phấn tra.
2. Nếu muốn trị các thứ bịnh trên thân, nên cầu nơi tay cầm cành dương liễu. Chân ngôn rằng: Án, tô tất địa, ca rị, phạ rị, đa nẫm đa, mục đa duệ, phạ nhựt ra, phạ nhựt ra, bạn đà, hạ nẵng hạ nẵng, hồng phấn tra.
3. Nếu muốn trị các thứ bịnh trong bụng, nên cầu nơi tay cầm cái bát báu. Chân ngôn rằng: Án, chỉ rị, chỉ rị, phạ nhựt-ra, hồng phấn tra.
4. Nếu muốn trị bịnh mắt mờ không thấy ánh sáng, nên cầu nơi tay cầm châu nhựt tinh ma ni. Chân ngôn rằng: Án, độ tỉ, ca giả độ tỉ, bát ra phạ rị nảnh, tát-phạ hạ.
5. Nếu muốn hàng phục tất cả thiên ma thần, nên cầu nơi tay cầm bạt chiết la.Chân ngôn rằng: Án, nễ bệ nễ bệ, nễ bà dã, ma ha thất rị duệ, tát-phạ hạ.
6. Nếu muốn hàng phục tất cả oán tặc, nên cầu nơi tay cầm chày kim cang. Chân ngôn rằng: Án, phạ nhựt-ra, chỉ nãnh, chỉ nãnh, bát-ra nễ bát đa dã, tá-phạ hạ.
7. Nếu muốn trừ tánh ở tất cả chỗ sợ hãi không yên, nên cầu nơi tay thí vô úy.
Chân ngôn rằng: Án, phạ nhựt-ra, nẵng dã, hồng phấn tra.
8. Nếu bị các việc khuấy rối, muốn được an ổn, nên cầu nơi tay cầm dây quyến sách.
Chân ngôn rằng: Án, chỉ rị, lã ra, mô nại ra, hồng phấn tra.
9. Nếu bị bịnh nhiệt độc, muốn được mát mẻ hết bịnh, nên cầu nơi tay cầm châu nguyệt tinh ma ni. Chân ngôn rằng: Án, tô tất địa, yết rị, tát-phạ hạ.
10. Nếu muốn được làm quan, lên chức, nên cầu nơi tay cầm cung báu. Chân ngôn rằng: Án, a tả vĩ, lệ, tát-phạ hạ.
11. Nếu muốn được mau gặp các bạn lành, nên cầu nơi tay cầm tên báu. Chân ngôn rằng: Án, ca mạ lã, tát-phạ hạ.
12. Nếu muốn hàng phục tất cả quỷ, thần, vọng, lượng, nên cầu nơi tay cầm gươm báu. Chân ngôn rằng: Án, đế thế, đế nhá, đổ vĩ nảnh, đổ đề bà đà dã, hồng phấn tra.
13. Nếu muốn trừ những chướng nạn ác bên thân, nên cầu nơi tay cầm cây phất trắng. Chân ngôn rằng: Án, bát na di nảnh, bà nga phạ đế, mô hạ dã nhá, nga mô hạ nảnh, tát-phạ hạ.
14. Nếu muốn tất cả người trong quyến thuộc được hòa thuận nhau, nên cầu nơi tay cầm cái hồ bình. Chân ngôn rằng: Án, yết lệ thảm mãn diệm, tát-phạ hạ.
15. Nếu muốn xua đuổi loài hổ báo, sài lang và tất cả ác thú, nên cầu nơi tay cầm cái bàng bài. Chân ngôn rằng: Án, dược các sam nẵng, na dã chiến nại-ra, đạt nậu bá rị-dã, bạt xá bạt xá, tát-phạ hạ.
16. Nếu muốn trong tất cả thời, tất cả chỗ, lìa nạn quan quân vời bắt, nên cầu nơi tay cầm cây phủ việt. Chân ngôn rằng: Án, vị ra dã, vị ra dã, tát phạ hạ.
17. Nếu muốn có tôi trai tớ gái để sai khiến, nên cầu nơi tay cầm chiếc vòng ngọc. Chân ngôn rằng: Án, bát na hàm, vị ra dã, tát-phạ hạ.
18. Nếu muốn được các thứ công đức, nên cầu nơi tay cầm hoa sen trắng. Chân ngôn rằng: Án, phạ nhựt ra, vị ra dã, tát phạ hạ.
19. Nếu muốn được sinh về mười phương tịnh độ, nên cầu nơi tay cầm hoa sen xanh. Chân ngôn rằng: Án, chỉ rị, chỉ rị, phạ nhựt ra, bộ ra bạn đà hồng phấn tra.
20. Nếu muốn được trí huệ lớn, nên cầu nơi tay cầm cái gương báu. Chân ngôn rằng: Án, vĩ tát phổ ra, na ra các xoa, phạ nhựt ra, mạn trà lã, hồng phấn tra.
21. Nếu muốn được diện kiến mười phương tất cả chư Phật, nên cầu nơi tay cầm hoa sen tím. Chân ngôn rằng: Án, tát ra, tát ra, phạ nhựt ra, hồng phấn tra.
22. Nếu muốn lấy được kho báu ẩn trong lòng đất, nên cầu nơi tay cầm cái bảo kíp. Chân ngôn rằng: Án, phạ nhựt ra, bát thiết ca rị, yết nẵng hàm ra hồng.
23. Nếu muốn được đạo tiên, nên cầu nơi tay cầm hóa hiện mây ngũ sắc. Chân ngôn rằng: Án, phạ nhựt ra, ca rị ra tra hàm tra.
24. Nếu muốn sinh lên cõi Phạm Thiên, nên cầu nơi tay cầm bình quân trì. Chân ngôn rằng: Án,phạ nhựt ra thế khê ra, rô tra hàm tra,
25. Nếu muốn được sinh lên các cung trời, nên cầu nơi tay cầm hoa sen hồng. Chân ngôn rằng: Án, thương yết lệ, tát phạ hạ.
26. Nếu muốn xua đuổi giặc nghịch ở phương khác đến, nên cầu nơi tay cầm cây bảo kích. Chân ngôn rằng: Án, thảm muội dã, chỉ nãnh hạ rị, hồng phấn tra.
27. Nếu muốn triệu tất cả chư thiên thiện thần, nên cầm nơi tay ống loa báu. Chân ngôn rằng: Án, thương yết lệ, mạ hạ thảm mãn diệm, tát phạ hạ.
28. Nếu muốn sai khiến tất cả quỷ thần, nên cầu nơi tay cầm cây gậy đầu lâu. Chân ngôn rằng: Án, độ nẵng, phạ nhựt ra.
29. Nếu muốn mười phương chư Phật sớm đến đưa tay tiếp dẫn, nên cầu nơi tay cầm xâu chuỗi ngọc. Chân ngôn rằng: Nẵng mồ a đá nẵng, đát ra dạ dã, Án, a na bà đế vĩ nhã duệ. Tất địa tất đà lật đế, tát phạ hạ.
30. Nếu muốn có được tất cả phạm âm thanh tốt nhiệm mầu, nên cầu nơi tay cầm chiếc linh báu. Chân ngôn rằng: Nẵng mồ bát ra hàm bá noa duệ, án, a mật lật đảm, nghiễm bệ thất rị duệ, thất rị, chiếm rị nảnh, tát phạ hạ.
31. Nếu muốn được miệng nói biện luận hay khéo, nên cầu nơi tay cầm chiếc ấn báu. Chân ngôn rằng: Án, phạ nhựt ra, nảnh đảm nhá duệ, tát phạ hạ.
32. Nếu muốn được Thiên thần, Long vương thường đến ủng hộ, nên cầu nơi tay cầm cu thi thiết câu. Chân ngôn rằng: Án, a rô rô, đa ra ca ra, vĩ sa duệ, nẵng mồ tát phạ hạ.
33. Nếu vì lòng từ bi muốn cho tất cả chúng sinh được nhở sự che chở giúp đỡ, nên cầu nơi tay cầm cây tích trượng. Chân ngôn rằng: Án, na lật thế, na lật thế, na lật tra bát để, na lật đế na dạ bát nảnh, hồng phấn tra.
34. Nếu muốn cho tất cả chúng sinh thường cung kính yêu mến nhau, nên cầu nơi tay hiệp chưởng. Chân ngôn rằng: Án, bát nạp mạng, nhá lăng hất rị. (Theo trong Tạng bản, lại có chân ngôn: Án, vĩ tát ra, vĩ tát ra, hồng phấn tra).
35. Nếu muốn tùy theo chỗ sinh, thường ở bên Phật, nên cầu nơi tay hiện hóa Phật. Chân ngôn rằng: Án, chiến na ra, ba hàm tra rị, ca rị na, chỉ rị na, chỉ rị nỉ, hồng phấn tra.
36. Nếu muốn đời đời kiếp kiếp thường ở trong cung điện Phật, không thọ sinh ở bào thai, nên cầu nơi tay hiện hóa cung điện. Chân ngôn rằng: Án, vi tát ra, vi tát ra, hồng phấn tra.
37. Nếu muốn được học rộng nghe nhiều, nên cầu nơi tay cầm quyển kinh báu. Chân ngôn rằng: Án, a hạ ra, tát ra phạ ni, nễ dã đà ra, bố nễ đế, tát phạ hạ.
38. Nếu muốn từ thân này cho đến thân thành Phật, tâm bồ đề thường không lui sụt, nên cầu nơi tay cầm bất thối kim luân. Chân ngôn rằng: Án, thiết na di tả, tát phạ hạ.
39. Nếu muốn mười phương chư Phật mau đến xoa đầu thọ ký, nên cầu nơi tay đảnh thượng hóa Phật. Chân ngôn rằng: Án, phạ nhựt rị ni, phạ nhựt lãm nghệ tát phạ hạ.
40. Nếu muốn có được cây trái ngũ cốc, nên cầu nơi tay cầm chùm bồ đào. Chân ngôn rằng: Án, A ma lã kiếm đế nễ nãnh, tát phạ hạ.
41. Nếu muốn cho tất cả loài hữu tình đói khát được no đủ mát mẻ, nên cầu nơi tay hóa nước cam lộ. Chân ngôn rằng: Án, tố rô tố rô bác ra tố rô, bác ra tố rô, tố rô dã, tát phạ hạ.
42. Nếu muốn hàng phục ma oán trong cõi đại thiên, nên cầu nơi tay tổng nhiếp thiên thủ. Chân ngôn rằng: Đát nễ dã thá, phạ lồ chỉ đế, thấp phạ ra dã, tra ô hạ di dã, sá phạ ha.
Này A Nan! Những việc có thể mong cầu như thế, kể có ngàn điều. Nay ta chỉ nói lược qua chút ít phần thôi.
[64] Hồ bình: cái bình có hình đầu chim, pháp khí cầm tay nơi tay bên phải trong 40 tay của đức Thiên Thủ Quán Thế Âm. Cánh tay đó gọi là Hồ bình thủ hay Bảo bình thủ. Tương truyền bình này do người nước Hồ ở phía Bắc núi Tuyết mô phỏng theo hình Kim sí điểu mà chế ra. Chuyển luân thánh vương đặt bình này ở trước thân, tiêu biểu chho nghĩa tụ tại. Trong Mật giáo có pháp tu Hồ bình, cầu cho quyến thuộc được hòa thuận. Tu pháp ấy thực hành như sau: đặt Hồ bình đầy nước trước tôn tượng, niệm tụng chân ngôn rồi rưới nước ấy lên những quyến thuộc bất hòa, thì tất cả đều được hòa thuận an vui, như nhiều vị hợp thành một vị.
[65] Bàng bài: là vũ khí phòng ngự thời cổ đại, tính chất như cái mộc, dung da thú bao bọc lại, có hai loại: dài và tròn, bộ binh thì loại dài, kỵ binh dung loại tròn.
[66] Cây búa lớn.
[67] Chánh văn là bất thoái kim cang thủ, là lỗi khi in ấn, đúng phải là bất thoái kim luân thủ.
[68] Kính lạy thứ 372 và 373: “Bồ tát thuyết chú xong, cõi đất sáu phen biến động, trời mưa hoa báu rơi xuống rải rác, mười phương chư Phật thảy đều vui mừng, thiên ma ngoại đạo sợ dựng lông tóc. Tất cả chúng hội đều được quả chứng. Hoặc có vị chứng quả Tu đà hoàn, có vị chứng quả Tư đà hoàn, hoặc có vị chứng quả A na hàm, có vị chứng quả A la hán, hoặc có vị chứng được sơ địa, nhị địa, tam địa, tứ địa, ngũ địa cho đến thập địa, vô lượng chúng sinh phát lòng Bồ đề.” (Kinh Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Thế Âm Bồ Tát Quảng Ðại Viên Mãn Vô Ngại Ðại Bi Tâm Ðà La Ni)
[69] Tứ quả thanh văn: tu đà hoàn, tư đà hàm, a na hàm và a la hán.
[70] Kính lạy thứ 379 đến kính lạy thứ 389: Kinh Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Thế Âm Bồ Tát Quảng Ðại Viên Mãn Vô Ngại Ðại Bi Tâm Ðà La Ni có ghi: “Lại nữa, người trì tụng đà ra ni này, khi thốt ra lời nói chi, hoặc thiện hoặc ác, tất cả thiên ma ngoại đạo, Thiên, Long, quỷ thần đều nghe thành tiếng pháp âm thanh tịnh, đối với người ấy khởi lòng cung kính, tôn trọng như Phật. Người nào trì tụng đà ra ni này nên biết người ấy chính là tạng Phật thân, vì 99 ức hằng hà sa chư Phật đều yêu quý. Nên biết người ấy chính là tạng quang minh, vì ánh sáng của tất cả Như Lai đều chiếu đến nơi mình. Nên biết người ấy chính là tạng từ bi, vì thường dùng đà ra ni cứu độ chúng sinh. Nên biết người ấy chính là tạng diệu pháp, vì nhiếp hết tất cả các môn các môn đà ra ni. Nên biết người ấy chính là tạng thiền định vì trăm ngàn tam muội thảy đều hiện tiền. Nên biết người ấy chính là tạng hư không, vì hằng dùng không huệ quán sát chúng sinh. Nên biết người ấy chính là tạng vô úy vì thiên, long, thiện thần thường theo hộ trì. Nên biết người ấy chính là tạng diệu ngữ vì tiếng đà ra ni trong miệng tuôn ra bất tuyệt. Nên biết người ấy chính là tạng thường trụ vì tam tai, ác kiếp không thể làm hại. Nên biết người ấy chính là tạng giải thoát vì thiên ma ngoại đạo không thể bức hại. Nên biết người ấy chính là tạng Dược vương vì thường dùng đà ra ni trị bịnh chúng sinh. Nên biết người ấy chính là tạng thần thông vì được tự tại dạo chơi nơi mười phương cõi Phật. Công đức người ấy khen ngợi không thể cùng!”
[71] Lục tự minh chú: Án ma ni bát di hồng (Om mani padme hum). Lục Tự Đại Minh Chú, Om mani padme hum, có nghĩa là dựa vào đường tu kết hợp thuần nhất phương tiện và trí tuệ mà người tu có thể chuyển hóa thân miệng ý ô nhiễm của mình thành thân miệng ý thanh tịnh của Phật.
[72] Kính lạy thứ 394 đến kính lạy thứ 426: Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, phẩm Phổ Môn thứ 25 ghi: “Đức Thế tôn dạy bồ tát Vô tận ý, thiện nam tử, người ở thế giới nào nên hóa độ bằng thân hình Phật đà thì Quan âm đại sĩ biến thể thân hình ấy mà thuyết pháp, người nào nên hóa độ bằng thân hình Duyên giác thì đại sĩ biến thể thân hình ấy mà thuyết pháp, người nào nên hóa độ bằng thân hình Thanh văn thì đại sĩ biến thể thân hình ấy mà thuyết pháp. Người nào nên hóa độ bằng thân hình Phạn vương thì đại sĩ biến thể thân hình ấy mà thuyết pháp, người nào nên hóa độ bằng thân hình Đế thích thì đại sĩ biến thể thân hình ấy mà thuyết pháp, người nào nên hóa độ bằng thân hình Tự tại thì đại sĩ biến thể thân hình ấy mà thuyết pháp, người nào nên hóa độ bằng thân hình Đại tự tại, thì đại sĩ biến thể thân hình ấy mà thuyết pháp, người nào nên hóa độ bằng thân hình Thiên đại tướng quân thì đại sĩ biến thể thân hình ấy mà thuyết pháp, người nào nên hóa độ bằng thân hình Tỳ sa môn thì đại sĩ biến thể thân hình ấy mà thuyết pháp, người nào nên hóa độ bằng thân hình quốc chúa thì đại sĩ biến thể thân hình ấy mà thuyết pháp, người nào nên hóa độ bằng thân hình trưởng giả thì đại sĩ biến thể thân hình ấy mà thuyết pháp, người nào nên hóa độ bằng thân hình cư sĩ thì đại sĩ biến thể thân hình ấy mà thuyết pháp, người nào nên hóa độ bằng thân hình tể quan thì đại sĩ biến thể thân hình ấy mà thuyết pháp, người nào nên hóa độ bằng thân hình bà la môn thì đại sĩ biến thể thân hình ấy mà thuyết pháp. Những người nên hóa độ bằng những thân hình tỷ kheo và tỷ kheo ni, ưu bà tắc và ưu bà di, thì đại sĩ biến thể những thân hình ấy mà thuyết pháp. Những người nên hóa độ bằng những thân hình phụ nữ của trưởng giả, cư sĩ, tể quan và bà la môn, thì đại sĩ biến thể những thân hình phụ nữ ấy mà thuyết pháp. Những người nên hóa độ bằng những thân hình đồng nam và đồng nữ, thì đại sĩ biến thể những thân hình ấy mà thuyết pháp. Những ai nên hóa độ bằng những thân hình tám bộ thì đại sĩ biến thể những thân hình ấy mà thuyết pháp. Ai nên hóa độ bằng thân hình thần Chấp kim cang thì đại sĩ biến thể thân hình ấy mà thuyết pháp. Vô tận ý, Quan âm đại sĩ hoàn hảo năng lực như vậy: dùng mọi thân hình vào mọi thế giới mà hóa độ cho chúng sinh.” (Kinh Pháp Hoa, H.T Trí Quang dịch)
[73] Kính lạy thứ 463 đến kính lạy thứ 472: Kinh Diệu Pháp Pháp Hoa, phẩm Phổ Môn thứ 25: “Này Vô tận ý, hãy nghe cho khéo. Việc làm Quan âm là khéo đáp ứng hết thảy mọi người ở khắp mọi nơi, với sự thệ nguyện sâu rộng như biển, một sự thệ nguyện cực kỳ hùng vĩ, vô cùng trong sáng, và được đại sĩ đã từng phát ra, trong khi trải qua vô số thời kỳ không thể nghĩ bànphụng sự rất nhiều vạn ức đức Phật. Nay đây Như lai chỉ nói vắn tắt. Ai nghe danh hiệu hoặc thấy hình tượng Quan âm đại sĩ, chuyên tâm trì niệm chứ không bỏ qua, thì hết đau khổ ở trong những nơi còn có đau khổ. Bị kẻ ác ý xô xuống hố lửa, năng lực trì niệm Quan âm đại sĩ làm tắt hố lửa như bị nước tưới. Trôi nổi biển cả rồng, cá, quái vật, năng lực trì niệm Quan âm đại sĩ làm cho sóng nước không thể nhận chìm. Trên đỉnh Tu di bị xô rơi xuống, năng lực trì niệm Quan âm đại sĩ làm như mặt trời đứng trong không gian. Kẻ ác đuổi rơi chân núi đá cứng, năng lực trì niệm Quan âm đại sĩ làm không thương tổn đến một mảy lông. Giặc thù bao vây cầm đao muốn hại, năng lực trì niệm Quan âm đại sĩ làm giặc thù ấy sinh ra hiền lành.” (Kinh Pháp Hoa, H.T Trí Quang dịch)
[74] Kính lạy thứ 473 đến kính lạy thứ 497: Kinh Diệu Pháp Pháp Hoa, phẩm Phổ Môn thứ 25: “Chúng sinh khốn đốn vì bao đau khổ, cái nhìn tuệ giác của Quan thế âm đầy cả năng lực cứu khổ cho đời. Quan âm đại sĩ đầy thần thông lực, đầy tuệ giác lực, đầy phương tiện lực, cho nên khắp cả mười phương thế giới không đâu mà không biến thể xuất hiện. Chỗ dữ địa ngục, ngạ quỉ súc sinh, cho đến khổ lớn sinh già bịnh chết, đại sĩ làm cho dần dần hết sạch. Nhìn đúng sự thật, nhìn thật trong suốt, nhìn với tuệ giác vô cùng vĩ đại,nhìn bằng đại bi, nhìn theo đại từ, nên hãy thường xuyên nguyện cầu chiêm ngưỡng. Là thể trong suốt sáng không tỳ vết, là vầng tuệ nhật phá tan hắc ám, là lửa rực sáng xua tan tai nạn, ngài trải hào quang khắp cả trần gian. Bản thể đại bi như sấm thức tỉnh, ý thức đại từ như mây dồn lớn, đại sĩ mưa xuống nước Pháp cam lộ rưới tắt lửa dữ của bao phiền não. Đối chất cửa quan, kinh hoàng chiến trận, năng lực trì niệm Quan âm đại sĩlàm cho giặc thù lui bước tan rã. Tiếng cực tinh tế, tiếng nhìn vào đời, tiếng giống Phạn thiên, tiếng như hải triều, tiếng hơn tất cả cung bậc trong đời, nên hãy thường xuyên chuyên tâm trì niệm. Hãy niệm liên tục, đừng có hoài nghi; trong cơn đau khổ, chết chóc, nguy khốn, Quan âm đại sĩ vị Thanh tịnh ấy là nơi nương tựa cho bao chúng sinh. Là bậc trọn vẹn phẩm chất hoàn hảo, là mắt từ bi nhìn xuống chúng sinh, là biển dồn lại vô lượng phước đức, vị đại sĩ ấy đáng kính đáng lạy.” (Kinh Pháp Hoa, H.T Trí Quang dịch)
[75] Tùy tâm chú là tùy theo tâm nguyện cầu mà tất cả thiện nghiệp được thành tựu. Chú này còn gọi là Quán Thế Âm bồ tát Phổ Môn thần chú.
[76] Tương tục tâm: chuỗi tương tục các tâm và tâm sở, vì vậy mới có ra sự luân hồi tái sinh.
[77] Tam cõi = tam hữu = tam giới: tức 3 cõi Dục, Sắc và Vô Sắc. Tam giới mà nói là hữu, là vì: 1. Sắc giới và vô sắc giới vẫn còn sinh tử liên tục chưa phải giải thoát; 2. Cả 3 cõi đều là cảnh giới sinh tử, có nhân có quả mà có (hữu), tức nói quả báo dị thục.
[78] Ba thứ nghiệp báo: Hiện báo, sinh báo, hậu báo. Nếu thân này gây nghiệp tức thân này chịu, gọi là hiện báo. Đời nầy gây nghiệp đời sau chịu báo, gọi là sinh báo. Đời nầy gây nghiệp quả sau các đời sau nữa mới chịu báo, gọi là hậu báo, vì qua sau đời sau nên gọi là hậu.
[79] Đây gọi là ba chướng ngại cản trở tu tập Thánh đạo của Bồ Tát: nghiệp chướng, báo chướng và phiền não chướng. Nói đơn giản, nghiệp chướng là 5 tội nghịch, 10 điều ác, báo chướng là quả báo sinh tử luân hồi trong 6 nẻo, phiền não chướng là tham sân si.
[80] Kinh Quan Thế Âm Bồ Tát Cứu Khổ nằm trong Vạn tự chánh tục tạng kinh, ta quen gọi là tạng chữ Vạn, Vol.1, No. 34. Kinh này là một trong những kinh Ấn Độ soạn thuật, thuộc Phương đẳng bộ. Phương đẳng bộ là các kinh đại thừa ngoài bốn bộ: Hoa Nghiêm, Bát Nhã, Pháp Hoa và Niết Bàn. Trong Phương đẳng bộ chia làm hai bộ chính là Bảo Tích và Đại Tập. Nếu phân loại theo hiển mật thì kinh này thuộc Phương đẳng mật chú bộ, vì có thần chú Quan Thế Âm bồ tát cứu khổ, gọi tắt là thần chú Cứu khổ. Chánh văn là:
Quan Thế Âm Bồ Tát Cứu Khổ Kinh
Nam mô cứu khổ Quan Thế Âm bồ tát, bách thiên vạn ức Phật, hằng hà sa số Phật, vô lượng công đức Phật. Phật cáo A Nan ngôn, thử kinh đại thánh, năng cứu ngục tù, năng cứu trọng bịnh, năng cứu thiên tai bách nạn khổ. Nhược hữu nhân, tụng đắc nhất thiên biến, nhất thân ly khổ nạn, tụng đắc nhất vạn biến, hợp gia ly khổ nạn. Nam mô Phật lực uy, nam mô Phật lực hộ, sử nhân vô ác tâm, linh nhân thân đắc độ. Hồi Quang bồ tát, Hồi Thiện bồ tát, A Nậu đại thiên vương, Chánh Điện bồ tát, ma kheo ma kheo, thanh tịnh tỳ kheo, quan sự đắc tán, tư sự đắc hưu. Chư đại bồ tát, ngũ bách la hán, cứu hộ đệ tử thân, tất giai ly khổ nạn. Tự nhiên Quan Thế Âm, anh lạc bất tu giải, cần tụng thiên vạn biến, tai nạn tự nhiên đắc giải. Tín thọ phụng hành, tức thuyết chân ngôn viết: Kim bồ kim bồ đề, đà la ni đế, ni khư la đế, bồ đề tát bà ha.
Lược ghi:
Nam mô (Namah/Namaha) là phiên âm tiếng Phạn, nghĩa là kính lễ, kính lạy, xin thành kính đến, quay về nương tựa (qui y). Đây là lời của chúng sinh hướng về Phật, bồ tát, giáo pháp, thánh hiền tăng mà thốt lên lời thật long qui y, tín thuận.
Bồ tát Quán Thế Âm (Avalokitesvara Bodhisattva) là vị đại sĩ quán sát, lắng nghe âm thanh của cuộc đời, “soi thấy bằng ngàn mắt và nắm giữ bằng ngàn tay”, sẵn sàng cứu khổ chúng sinh: “ngàn nơi cầu nguyện ngàn nơi ứng, biển khổ thuyền dong cứu độ người”. Bồ tát Quan Thế Âm xuất hiện rất nhiều trong hầu hết kinh điển đại thừa, ngài tượng trưng cho đức tánh từ bi (karuna) qua thần lực cứu độ chúng sinh đang đau khổ và phương tiện lực dẫn dắt chúng sinh đi đến giải thoát.
Thánh (arya) là khái niệm đối lập với phàm tục. Đức Phật Thích Ca Mâu Ni chủ trương đả phá bốn giai cấp đương thời (sát đế lợi, bà la môn, phệ xá và thủ đà la), vì thế những người gia nhập tăng đoàn là Thích tử bình đẳng, không y cứ vào gia thế, tư cách, tài sản, lấy chánh đạo làm thánh. Người tìm cầu và thực hành chánh đạo đều gọi là thánh. Sự xuất gia cầu đạo của đức Phật Thích Ca gọi là thánh cầu. Bát chánh đạo còn gọi là bát thánh đạo, tức tám con đường thánh đưa đến niết bàn. Tứ diệu đế, bốn chân lý chắc thật, còn gọi là tứ thánh đế, bốn chân lý của bậc thánh. Chữ thánh trong kinh này hiểu là chân chánh, vi diệu, mầu nhiệm, cao cả.
Bồ tát (Bodhisattva) gọi đủ là bồ đề tát đỏa, chỉ cho người tu hành mà trên thì cầu thành Phật bằng trí tuệ, dưới thì hóa độ chúng sinh bằng từ bi, là người có đủ hai hạnh: lợi ình lợi người và dũng mãnh cầu Phật quả. Bồ tát Hồi Quang là bồ tát Soi chiếu lại tâm mình. Bồ tát Hồi Thiện là bồ tát Trở về tánh thiện vốn có của mình.
Đại thiên vương A Nậu, còn gọi là A Nậu Quan Âm, tức một trong 33 ứng thân của bồ tát Quan Thế âm, là hình tượng vị bồ tát ngồi trên gộp đá nhìn ra biển. Như kinh Pháp Hoa, phẩm Phổ Môn ghi: “Hoặc trôi dạt biển lớn, các nạn dữ cá rồng, do sức niệm Quan Âm, sóng không thể nhận chìm”. Vì biển cả và cá rồng có nhân duyên với ao A nậu đạt nên bồ tát Quan Âm mới có danh xưng như vậy.
Bồ tát Chánh Điện là bồ tát Cung điện của chánh pháp, lấy ý nghĩa bản thân là cung điện phụng thờ chánh pháp của Phật. Kinh Ngũ Bách Danh ghi là Chánh Thiện bồ tát, là bồ tát Điều lành của chánh pháp.
Tỳ kheo (bí sô), tiếng Phạn là bhiksu, có nghĩa là thành tựu trọn vẹn, Trung Hoa dịch là cận viên (gần tới viên tịch: niết bàn) hay bước lên chỗ cao (upasampada). Tỳ kheo là vị được tôn cao trong các chúng khác (chúng trung tôn), làvị cụ túc giới pháp (250 giới điều) và oai nghi (không có những cử động bất xứng). Theo luận Đại trí độ, tỳ kheo có 5 nghĩa: khất sĩ, phá phiền não (phá ác), ra khỏi nhà thế tục (xuất gia), trì giới thanh tịnh và làm ma quân sợ hãi (bố ma). Trong đó, phá ác, bố ma và khất sĩ được gọi là tỳ kheo tam nghĩa. Ma kheo, ma kheo, thanh tịnh tỳ kheo được dịch là các bậc tỳ kheo thanh tịnh, bố ma và phá ác. Thanh tịnh tỳ kheo là tỳ kheo giữ giới thanh tịnh. Ma kheo trước là tỳ kheo bố ma. Ma kheo sau là tỳ kheo phá ác. Ác là phiền não, mà phiền não cũng thuộc ma quân, tức mọi sự ác nghiệt, trở ngại và phá hoại Phật, Phật pháp và người hành trì Phật pháp.
Ngũ bách la hán là 500 vị a la hán, tức chỉ cho 500 vị thanh văn đã chứng quả vô học. Trong bốn quả thánh: tu đà hoàn (sotapatti), tu đà hàm (sakadagami), a na hàm (anagami) và a la hán (arahanta), thì từ quả a na hàm trở xuống gọi là bậc hữu học vì chưa được giải thoát hoàn toàn, còn phải học tập, trong khi quả a la hán đã được giải thoát hoàn toàn, không còn phải học nữa nên gọi là bậc vô học. Ngũ bách la hán được nhắc đến trong kinh Phật ngũ bách đệ tử tự thuyết bản khởi và kinh Pháp hoa: phẩm Ngũ bách đệ tử thọ ký, Sau khi đức Phật diệt độ, tôn giả Đại Ca Diếp từng cùng với 500 vị la hán kết tập pháp tạng ở thành Vương Xá. Ở Trung Hoa, việc sùng bái 500 vị la hán rất thịnh hành. Hiện nay, ở Việt Nam, chùa Bái Đính – Ninh Bình và chùa Minh Thành – Gia Lai có tôn tạo và thờ phụng 500 vị la hán.
Anh lạc (keyura) xuất từ tiếng Phạn, chỉ cho xâu chuỗi ngọc qúy mà người nam, người nữ qúy tộc Ấn độ ngày xưa thường đeo mang làm trang sức. Chữ anh (纓) trong chánh văn có bộ mịch, đôi khi đồng nghĩa với chữ anh (瓔) có bộ ngọc. Vì là dịch âm nên dùng chữ anh có bộ mịch hay bộ ngọc đều được cả, tuy nhiên người ta quen dùng chữ anh có bộ ngọc hơn. Trong đạo Phật, chuỗi anh lạc được ví như giới luật để trang nghiêm pháp thân. Chữ giải ở đây có nghĩa là phân ra, cắt ra, chia lìa, cởi bỏ, phân tích, hiểu biết, đưa đi. Bất tu giải là không cần phân ra, cắt ra. Sự kiện chuỗi anh lạc của bồ tát Quan Thế Âm phân ra là theo phẩm Phổ Môn trong kinh Pháp Hoa: Sau khi nghe đức Phật tán thán thần lực và phương tiện lực của bồ tát Quan Thế Âm, Bồ tát Vô Tận Ý liền “cởi xâu chuỗi anh lạc bằng các thứ châu báu đeo nơi cổ, giá trị bằng trăm ngàn lượng vàng mà dâng cúng cho bồ tát Quan Thế Âm”. Bồ tát Quan Thế Âm nhận rồi phân ra làm hai phần, một phần hiến cúng đức Phật Thích Ca và một phần hiến cúng tháp Phật Đa Bảo. Với thần lực của bồ tát Quan Thế Âm thì sự phân chia chuỗi ngọc không có chút gì nhọc công, cầm trên tay một xâu, tự nhiên biến thành hai xâu ngắn hơn. Người trì tụng kinh Cứu Khổ hay thần chú Cứu Khổ sẽ dược thoát khỏi khổ nạn một cách tự nhiên, đó không phải là nhờ thần lực gia hộ của bồ tát Quan Thế Âm hay sao?
Thần chú Cứu khổ là: “Kim bồ kim bồ đề, đà la ni đế, ni khư la đế, bồ đề tát bà ha”, được sửa lại là: “Kim bà kim bà đế (đúng phải là ly bà ly bà đế), cầu ha cầu ha đế, đà la ni đế, ni ha ra đế, tỳ lê nễ đế, ma ha già đế, chơn lăng càn đế, ta bà ha”. Thần chú này là thần chú Thất Phật diệt tội, trích từ kinh Đại phương quảng đà la ni, là thần chú của bảy đức Phật (Tì Bà Thi Phật, Thi Khí Phật, Tỳ Xá Phú Phật, Câu Lưu Tôn Phật, Câu Na Hàm Mâu Ni Phật, Ca Diếp Phật, Thích Ca Mâu Ni Phật) trong quá khứ đã nói ra cho các tỳ kheo, tỳ kheo ni phạm tội tứ trọng, ngũ nghịch có thể sám hối, dứt tội, được phước. Có lẽ vì chánh văn là “kim bồ kim bồ đế” gần giống với “ly bà ly bà đế” nên ráp nối phần sau, giữ nguyên câu trước có sửa đổi thành “kim bà kim bà đế”.
Biên dịch:
Kinh này có thể viết lại làm hai phần như sau cho dễ hiểu:
1. Kinh văn:
Đức Phật dạy tôn giả A Nan rằng: “Kinh này rất là cao cả, có thể cứu thoát ngục tù, có thể cứu chữa bịnh nặng, có thể cứu vớt trăm tai nạn ngàn khổ ách. Nếu có người tụng kinh này được một ngàn lần thì bản thân lìa khổ nạn, tụng được một muôn lần thì cả nhà lìa khổ nạn. Như xâu chuỗi anh lạc của bồ tát Quán Thế Âm tự nhiên phân rời ra, người nào siêng năng tụng ngàn muôn lần (kinh này) thì các tai nạn tự nhiên được cởi bỏ, thoát khỏi”.
Đại chúng nghe lời Phật dạy, tin tưởng, tiếp nhận và vâng làm, bồ tát Quan Thế Âm liền nói thần chú rằng: Kim bồ kim bồ đề, đà la ni đế, ni khư la đế, bồ đề tát bà ha.
2. Phát nguyện:
Con xin quay về nương tựa bồ tát Quan Thế Âm, bậc đại sĩ cứu khổ.
Con xin quay về nương tựa trăm ngàn muôn ức đức Phật, hằng hà sa số đức Phật, những bậc toàn giác có vô lượng công đức.
Con xin quay về nương tựa sức oai thần của Phật, quay về nương tựa sức gia hộ của Phật, khiến cho mọi người không sinh tâm ác độc, làm cho mọi người và bản thân được Phật cứu độ.
Con xin quay về nương tựa bồ tát Hồi Quang, bồ tát Hồi Thiện, đại thiên vương A Nậu, bồ tát Chánh Điện, các bậc tỳ kheo thanh tịnh, bố ma và phá ác, thì việc cửa quan được cởi bỏ, việc không chánh đáng được ngưng dứt. Cúi xin chư vị đại bồ tát, năm trăm vị la hán cứu hộ bản thân đệ tử (và thân nhân/ mọi người/ chúng sinh) thảy đều lìa khổ nạn.
Tướng dụng:
Phật nói kinh này cũng tức là thần chú Cứu khổ, rất là cao cả, nhiệm mầu, linh ứng, người trì tụng kinh này, thần chú này thì tai qua nạn khỏi, hết bịnh, ra khỏi ngục tù thế gian và ngục tù phiền não, thoát cửa quan và phiền toái, bản thân và gia đình bình an, người không sinh ác tâm, hóa giải hận thù, như ý, như nguyện.
Biểu tượng của kinh này bồ tát Quan Thế Âm cứu khổ, xuyên qua thần lực của ngài, tâm đại từ bi, tâm bình đẳng, tâm hướng về chân tâm, tâm hướng thiện, tâm cung kính, tâm cứu độ, tâm giữ giới, tâm bỏ ác làm lành, tâm rủ bỏ phiền não, tâm tin tưởng mãnh liệt vào sự cứu độ của Phật, bồ tát, la hán. Trì chú này thì phải hành theo biểu tượng như vậy.
[81] Chân ngôn Diệt nghiệp chướng của Quán Âm đại sĩ.
[82] Mười hai nguyện lớn rộng sâu của bồ tát Quán Thế Âm: 1. Quảng phát hoằng thệ nguyện; 2. Thường cư Nam hải nguyện; 3. Tầm thanh cứu khổ nguyện; 4. Năng trừ nguy hiểm nguyện; 5. Cam lộ sái tâm nguyện; 6. Thường hành bình đẳng nguyện; 7. Thệ diệt tam đồ nguyện; 8. Già tỏa giải thoát nguyện; 9. Độ tận chúng sinh nguyện; 10. Tiếp dẫn Tây phương nguyện; 11. Di Đà thọ ký nguyện; 12. Quả tu thập nhị nguyện.
[83] Bài này có trong Giải Kết Khoa của Thủy Lục Chư Khoa.